Một đại dương nữa đang hình thành

Vết nứt dài 56 km tại châu Phi có thể trở thành đại dương mới trên trái đất.

Vết nứt – rộng hơn 6 m - được phát hiện trong sa mạc của Ethiopia vào năm 2005. Ngay khi đó một số nhà địa chất đã tin rằng nó có thể tạo ra một đại dương mới. Quan điểm này gây tranh cãi trong giới khoa học trong suốt mấy năm qua, song chưa có ai nghiên cứu vết nứt.

Livescience cho biết, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tới Ethiopia để nghiên cứu nguyên nhân khiến vết nứt xuất hiện và tương lai của nó. Họ nhận thấy quá trình tạo ra vết nứt giống hệt những diễn biến đang xảy ra dưới các đáy đại dương. Điều đó chứng tỏ một đại dương mới đang hình thành ngay giữa lục địa đen. Khi vết nứt mở rộng, nó cũng sẽ chia cắt Biển Đỏ.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu địa chất từ năm 2005 để dựng lại quá trình hình thành vết nứt bằng mô hình giả lập. Kết quả cho thấy vết nứt được tạo ra sau khi một ngọn núi lửa hoạt động và phun dung nham lên mặt đất. Chỉ trong vài ngày vết nứt đã đạt tới chiều dài 56 km và nó vẫn đang tiếp tục tiến về hai phía (nam và bắc).

Vết nứt dài 56 km tại sa mạc Afar của Ethiopia. Ảnh: Đại học Leeds (Anh).

“Chúng ta đều biết rằng các lằn gợn khổng lồ dưới đáy biển được tạo nên khi dung nham núi lửa trào lên từ những vết nứt. Nhưng chúng ta chưa từng biết rằng một vết nứt cực dài có thể xuất hiện chỉ trong vài ngày”, Cindy Ebinger, giáo sư bộ môn khoa học trái đất và môi trường của Đại học Rochester (Mỹ), phát biểu.

Hai mảng kiến tạo châu Phi và Ảrập gặp nhau tại sa mạc Afar thuộc miền bắc Ethiopia. Trong suốt 30 triệu năm qua chúng đang tách ra với tốc độ khoảng 2 cm mỗi năm. Quá trình tách tạo nên Biển Đỏ và vùng lõm dài 298 km trên sa mạc Afar. Nhóm nghiên cứu cho rằng Biển Đỏ sẽ chảy vào đại dương mới trong khoảng một triệu năm nữa. Đại dương mới cũng sẽ nối Biển Đỏ với vịnh Aden. (một nhánh của biển Ảrập nằm giữa Yemen và Somalia).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 14/12/2024
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/08/2024
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Đăng ngày: 14/10/2021
Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư

Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ

Đăng ngày: 14/04/2021
Hiện tượng El nino là gì?

Hiện tượng El nino là gì?

Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Những thành phố bẩn nhất thế giới

Những thành phố bẩn nhất thế giới

Đây chính là cuộc sống nơi thành thị. Hàng ngày người ta đổ ra đường hàng tấn rác thải đủ loại khác nhau rồi sống chung với chúng. Tuy nhiên, không phải thành phố nào cũng bẩn vì rác thải.

Đăng ngày: 13/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News