Một giờ nứt mình lột xác của nhện chân dài
Một con nhện chân dài được phát hiện trong quá trình lột xác vừa đáng sợ vừa thú vị.
Các nhà khoa học vừa ghi lại được cảnh lột xác của một con nhện thuộc bộ chân dài (Amblypygi), xuất hiện từ cách đây hơn 300 triệu năm, theo Sun.
Quá trình lột xác bắt đầu từ phần lưng, con nhện treo ngược thân và bắt đầu tách khỏi lớp vỏ cũ.
Sau khi thoát khỏi lớp vỏ cũ, con nhện cần vài ngày để phục hồi và chờ lớp vỏ mới cứng cáp hơn.
Khuôn mặt con nhện chân dài ở khoảng cách gần. Khi mới lột xác, lớp vỏ có màu trắng và rất mềm. Đây là giai đoạn nhện rất dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của loài săn mồi.
Quá trình lột xác thường kéo dài trong vòng một giờ.
Hiện nay, có 155 loài nhện chân dài đã được phát hiện trên thế giới. Chúng nổi bật nhờ các cặp chân dài từ 5 đến 70cm cùng bộ càng để bắt con mồi.
Bất chấp vẻ ngoài có phần đáng sợ, loài nhện này không nguy hiểm với con người, thường được mua về làm thú cưng.

Giống gà đặc hữu của Sri Lanka khiến các “đại gia phát cuồng”
Sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp, gà rừng Sri Lanka (gà rừng Tích Lan) được rất nhiều người người yêu thích gà cảnh chọn nuôi, bất chấp việc chăm sóc chúng ở điều kiện nuôi nhốt không hề dễ dàng.

Lợn rừng nhiễm xạ tràn ngập đường phố Fukushima
Đàn lợn rừng tràn từ trên núi xuống xâm nhập vào các khu dân cư bỏ hoang sau trận động đất, sóng thần gây ra thảm họa hạt nhân ở Fukushima.

Chiến dịch lùng giết trăn Miến Điện khổng lồ ở Mỹ
Các nhà chức trách bang Florida dự định thuê nhiều thợ săn lùng giết trăn Miến Điện, loài xâm lấn gây hại cho các động vật hoang dã bản xứ.

Loài chim ruồi tìm bạn tình như thế nào?
Có khả năng bay tại chỗ chính xác hơn cả trực thăng trong không khí, chim ruồi (Hummingbird) là một trong những sinh vật thú vị được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu.

Mổ lấy gần nghìn đồng xu trong bụng rùa biển Thái Lan
Quan niệm của người dân Thái Lan cho rằng ném tiền xu vào rùa biển sẽ gặp nhiều may mắn.

Điều kỳ diệu từ máu rồng Komodo
Một nghiên cứu từ Mỹ cho biết những kháng thể đặc biệt có ở loài rồng Komodo có thể giúp bào chế loại thuốc kháng sinh công hiệu cho con người.
