Một nhà khoa học vừa đăng kí bản quyền cho vaccine chống cảm lạnh

Nhà khoa học người Áo, Rudolf Valenta vừa đăng ký bằng sáng chế cho loại vắc xin bệnh cảm lạnh và nói rằng nó có thể xuất hiện trên thị trường trong vòng 10 năm. Đơn đăng kí bản quyền đã được gửi đến Cơ quan đăng kí Bằng sáng chế Châu Âu, trong đó chỉ ra hơn 200 bài báo khoa học làm cơ sở cho công nghệ này.

Valenta đã nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa những triệu chứng cảm lạnh và dị ứng trong nhiều thập kỷ. Ông cho rằng mình đã chạm vào được điều gì đó quan trọng và tự tin về cách làm thế nào để ngăn chặn rhinovirus gây bệnh cảm lạnh ở người.

Một nhà khoa học vừa đăng kí bản quyền cho vaccine chống cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh vô cùng khó chịu.

Theo giải thích của ông trên The Independent, kĩ thuật này thực tế không hề mang tính đột phá mà dựa trên một nguyên tắc đã có từ lâu về việc khiến cho hệ miễn dịch tự điều chính để phản ứng lại virus. Điều quan trọng là làm hệ thống miễn dịch thay đổi như thế nào trước sự lây nhiễm của rhinovirus - nguyên nhân chủ yếu của cảm lạnh.

Thay vì để hệ thống miễn dịch tự cố gắng, và thường thất bại trong việc thâm nhập vào lõi của virus như bình thường, vaccine chuyển hướng phản ứng miễn dịch sang lớp vỏ ngoài của virus. Valenta nói rằng điều này giải quyết được những thách thức lớn nhất trong chữa trị hoặc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cảm lạnh. Bởi vì rhinovirus rất đa dạng với 99 chủng đã được biết đến ở người, mặt khác lại có khả năng đột biến cao.

"Chúng tôi đã lấy các phần vỏ của rhinovirus, chỉ các phần quan trọng, và gắn chúng vào một protein mang. Đó là một nguyên tắc rất cổ điển, nhằm điều chỉnh phản ứng với kháng thế. Sự đa dạng (của các chủng rhinovirus) không nghiêm trọng bằng việc xác định được các điểm trọng yếu trên virus", Valenta cho biết.

Một nhà khoa học vừa đăng kí bản quyền cho vaccine chống cảm lạnh
Virus rất dễ biến đổi để thoát khỏi hoạt động của hệ miễn dịch.

Vaccine này được phát triển dựa trên một phần nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Vienna vào năm 2012, nơi Valenta cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu 59 bệnh nhân trẻ và phản ứng của họ với rhinovirus. Một trong những phát hiện quan trọng là hệ thống miễn dịch của cơ thể cố gắng trung hòa virus bằng cách gắn các kháng thể vào phần lộ ra của virus, sau khi lớp vỏ bên ngoài của nó bị mất đi. Khu vực mà kháng thể bám vào gọi là epitope, và các nhà nghiên cứu phát hiện ra các epitope này không hiệu quả. Trong khi đó, virus lại có thể nhanh chóng biến đổi và thoát khỏi cơ chế miễn dịch bảo vệ ở người.

Dựa trên kết quả đó, các nhà nghiên cứu có thể thiết kế loại vắc-xin cho phép chuyển hướng phản ứng kháng thể đến các vị trí hiệu quả để điều trị các bệnh liên quan đến rhinovirus, như cảm lạnh, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). "Với các protein đầu tiên chúng tôi xây dựng, chúng tôi đã có một sự ức chế (căn bệnh) rất tốt. Chúng tôi tin rằng mình đang có một lộ trình thuận lợi với những gì chúng tôi làm", Valenta cho biết.

Jonathan Ball, giáo sư về virus học phân tử tại Đại học Nottingham (Vương quốc Anh), người không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng nhóm nghiên cứu "có thể làm nên điều gì đó", nhưng có rất nhiều thách thức phía trước, và còn quá sớm để có thể vui mừng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bộ phận ít được biết đến nhất trong cơ thể người

Những bộ phận ít được biết đến nhất trong cơ thể người

Màng treo ruột, mạch bạch huyết não, dây chằng trước bên ở đầu gối nằm trong số những bộ phận chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất trong cơ thể người.

Đăng ngày: 14/01/2017
Hiểm họa từ đôi tất quần rất nhiều chị em chưa biết

Hiểm họa từ đôi tất quần rất nhiều chị em chưa biết

Quần áo mới mua về thường được khuyên giặt sạch sẽ trước khi mặc, nhưng tất mới mua về thì thường bị chị em bỏ qua. Đây là một sai lầm gần như chị em nào cũng đang mắc phải.

Đăng ngày: 13/01/2017
Thuốc làm tan chảy tế bào ung thư bắt đầu bán trên thị trường

Thuốc làm tan chảy tế bào ung thư bắt đầu bán trên thị trường

Một loại thuốc có thể làm "tan chảy" tế bào đã được chứng nhận điều trị ở Australia, Thông tấn ABC đưa tin hôm 10/1.

Đăng ngày: 13/01/2017
Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng

Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng

Cơ thể của chúng ta có nhiều bộ phận thực sự phải gọi là... vô dụng. Răng khôn là một ví dụ điển hình, và chắc chắn không thể thiếu ông ruột thừa.

Đăng ngày: 13/01/2017
Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?

Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Đăng ngày: 13/01/2017
Chỉ bằng một chén nước mắm, biết ngay bún bạn ăn có an toàn không

Chỉ bằng một chén nước mắm, biết ngay bún bạn ăn có an toàn không

Bún là một loại thức ăn rất quen thuộc và phổ biến, thế nhưng bún lại khó bảo quản. Vì thế, nhiều cơ sở đã sản xuất bún có chứa hóa chất để tăng thêm lợi nhuận. Giữa việc bún sạch và bún nhiễm độc lẫn lộn, một chén nước mắm có thể giúp ta nhận biết được loại bún mình đang sử dụng là an toàn hay không.

Đăng ngày: 13/01/2017
Phát triển thành công tim con người từ tế bào gốc, đập như bình thường

Phát triển thành công tim con người từ tế bào gốc, đập như bình thường

Một nhóm nhà khoa học từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Y Harvard đã sử dụng tế bào da người trưởng thành để tái tạo mô tim hoạt động chức năng.

Đăng ngày: 13/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News