Một nửa đất tự nhiên nước ta đang bị sa mạc hóa

Sáng 2-6, tại Quảng Trị, Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5-6).

Tham dự có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị; đại diện các bộ, ngành trung ương, UNDP tại VN và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Quảng Trị.

Ngày Môi trường năm nay có chủ đề “Sa mạc và hoang mạc hoá”, khẩu hiệu: “Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn”. Chính vì vậy VN đã chọn tỉnh Quảng Trị - một địa phương chịu tác động rất lớn của thiên nhiên và sự khốc liệt trong chiến tranh để tổ chức lễ mít tinh.

Hiện nay, Quảng Trị còn hơn 166.000 ha đất đồi núi chưa sử dụng do khô cằn, thiếu nước và nghèo dinh dưỡng, trong đó có trên 17.000 ha đất cát ven biển rất khó cải tạo và có nguy cơ bị hoang mạc hoá. Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị đã ra sức rà phá bom mìn, phục hoá đất đai, đầu tư cải tạo đất, khôi phục hàng trăm ngàn ha rừng, đặc biệt là dải cát ven biển.

Trên thế giới hiện có khoảng 30% diện tích bề mặt trái đất là hoang mạc hoặc đang diễn ra quá trình hoang mạc. Sự mở rộng hoang mạc không chỉ do khí hậu và biến đổi khí hậu mà còn do sức ép gia tăng dân số và các hoạt động thiếu ý thức của con người. Quá trình hoang mạc hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những hệ quả về sinh thái và môi trường ngày càng nghiêm trọng, trong đó có nước ta.

Tại VN, sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất do xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, phèn hoá và sa mạc hoá đang làm cho khoảng 50% trong số hơn 33 triệu ha đất tự nhiên của nước ta đang trong tình trạng bị sa mạc hoá.

Ngay sau lễ mít tinh, Bộ Tài nguyên - Môi trường và tỉnh Quảng Trị đã cắt băng khánh thành công trình cấp nước sạch với tổng số vốn đầu tư 270 triệu đồng cho 64 hộ dân ở khu tái định cư thôn Tân Hiệp xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ - một địa phương bị ảnh hưởng của vụ sụt lún đất vừa qua. Cùng ngày, hàng ngàn cán bộ, công nhân viên, đoàn viên thanh niên và học sinh... đã tham gia lễ diễu hành hưởng ứng tại thị xã Đông Hà. 

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News