Một số thực vật khiến hạn hán trở nên trầm trọng

Một phân tích mới cho rằng một số loài thực vật khiến tình trạng hạn hán trở nên trầm trọng hơn.

Việc mất cây cối và thực vật có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh thái. Thông thường, cây cối và thực vật giúp giảm nhẹ thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt gây ra. Nhưng theo nghiên cứu mới, ảnh hưởng của thực vật đối với các điều kiện thời tiết phụ thuộc vào sinh lý học của loài thực vật liên quan.

Theo một nghiên cứu mới – đăng trên tạp chí PNAS – một số loài cây sử dụng nguồn nước ngầm quý giá để tự làm mát, khiến tình trạng hạn hán trầm trọng hơn.

William Anderegg, nhà sinh vật học tại Đại học Utah, cho hay: “Chúng tôi cho thấy sinh lý học thật sự của thực vật rất quan trọng. Cách cây cối lấy, vận chuyển và làm bốc hơi nước có thể ảnh hưởng tới những sự kiện khắc nghiệt quan trọng đối với xã hội, như hạn hán nghiêm trọng, có thể tác động tới con người và các thành phố”.

Một số thực vật khiến hạn hán trở nên trầm trọng
Thực vật có thể tác động tới bầu khí quyển và có thể ảnh hưởng tới thời tiết.

Các nghiên cứu trước đây của Anderegg chủ yếu tập trung vào các thành phần của rừng và sinh lý học của những loài chi phối trong đó xử lý tình trạng ướt và khô. Thay vào đó, nghiên cứu mới nhất tập trung vào tác động của các đặc điểm cây cối khác nhau đối với hạn hán.

Anderegg cho hay: “Từ lâu chúng ta đã biết thực vật có thể tác động tới bầu khí quyển và có thể ảnh hưởng tới thời tiết”.

Thời tiết chủ yếu bị chi phối bởi chuyển động của nước và nhiệt trong tầng khí quyển thấp, và cây cối cũng như rừng nói chung - lấy nước từ đất và tỏa hơi nước vào không khí - có thể có ảnh hưởng to lớn tới những đặc điểm này.

Sự thoát hơi nước của một khu rừng rậm rạp có thể gây ra sự kết tủa. Khi phần lớp rừng bị chặt phá, tình trạng hạn hán có thể gia tăng. Mối liên hệ giữa rừng và cây cối và khí hậu cũng như thời tiết có thể giải thích tại sao sức khỏe của rừng ở Bờ Tây có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của rừng ở Bờ Đông và ngược lại.

Trong nghiên cứu mới, Anderegg và các đồng nghiệp đã nghiên cứu tác động lẫn nhau giữa những đặc trưng của rừng và điều kiện thời tiết tại 40 địa điểm trên khắp thế giới. Các thiết bị ghi lại dịch chuyển của nhiệt, nước và carbon tại mỗi địa điểm. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu về sự đa dạng của các loài cây quanh các thiết bị tại mỗi địa điểm.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu để tách biệt những đặc điểm của cây liên quan tới sự trầm trọng của tình trạng hạn hán. Các nhà nghiên cứu thấy những cây có tỷ lệ trao đổi khí và vận chuyển nước qua lá cao nhất thường khiến tình hình hạn hán trở nên tệ hơn.

Cây cối có thể vận chuyển khí và nước nhanh hơn giữ cho bản thân mát mẻ, nhưng việc đó đi kèm với cái giá là làm giảm những mạch nước ngầm.

Anderegg cho hay: “Cuối cùng, sẽ xảy ra tình trạng thời tiết nóng hơn và khô nhanh hơn trong môi trường tồn tại những loài cây này so với các loài thực vật khác”.

Những nơi hay xảy ra hạn hán thường có rất nhiều loài thực vật chịu hạn, nhưng ở một vài nơi, cây cối cần nhiều nước – như cây sồi ở Địa Trung Hải – có thể làm trầm trọng tình trạng hạn hán và khiến cuộc sống của những loài chịu hạn kém hơn khó khăn hơn.

Anderegg cho hay: “Không lí giải được sinh lý học chủ chốt này của thực vật sẽ mang đến những dự đoán ít chính xác hơn về việc thay đổi khí hậu đối với hạn hán ở nhiều khu vực. Chỉ vì năm nay chúng ta có nguồn nước tốt ở Mỹ và Utah không có nghĩa chúng ta đã thoát được khỏi khó khăn. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta sẽ gặp nhiều hạn hán hơn trong tương lai”.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Nóc nhà Đông Dương" Fansipan đã cao thêm... 4 mét

Đây là kết quả đo đạc được Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo cáo kết quả xử lý dữ liệu và xác định độ cao đỉnh Fansipan, tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6.

Đăng ngày: 27/06/2019
Cuộc cách mạng được thế giới mong chờ: Nhựa sẽ có thể được tái chế thành CO2 và nước

Cuộc cách mạng được thế giới mong chờ: Nhựa sẽ có thể được tái chế thành CO2 và nước

Hai nữ sinh viên đã phát hiện ra một phương pháp để chuyển nhựa thành các hóa chất, hợp chất, nước và đang trong giai đoạn thí điểm cuối cùng.

Đăng ngày: 27/06/2019
Phát triển thành công phương thức lọc nước sử dụng năng lượng Mặt Trời

Phát triển thành công phương thức lọc nước sử dụng năng lượng Mặt Trời

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Chicago (Mỹ) đã phát triển một phương pháp chưng cất nước sử dụng năng lượng Mặt Trời hay tích tụ hơi nước để thu được nước tinh khiết.

Đăng ngày: 27/06/2019
Kì lạ, tuyết rơi giữa ngày hè tại Mỹ

Kì lạ, tuyết rơi giữa ngày hè tại Mỹ

Theo tờ CNN, đây được coi là sự kiện thời tiết kỳ lạ khi tuyết rơi giữa tháng 6 ở khu nghỉ mát ở Steamboat Springs, nằm cách 240 km về phía tây bắc Denver. Sự việc tương tự diễn ra gần đây nhất là vào tháng 6/1928.

Đăng ngày: 27/06/2019
Châu Âu đối mặt đợt nắng nóng kỷ lục

Châu Âu đối mặt đợt nắng nóng kỷ lục

Nắng nóng hơn 40 độ C sẽ xuất hiện ở châu Âu cuối tháng 6 do ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Đăng ngày: 27/06/2019
Bụi Sahara, kẻ

Bụi Sahara, kẻ "phá hoại" mùa hè Caribean

cảnh báo về sự xâm nhập và tác động của các đám mây bụi từ sa mạc Sahara đối với thời tiết mùa hè của vùng biển Caribean.

Đăng ngày: 27/06/2019
Đảo tí hon Kotisaari bốn mùa thay lá đẹp như trong cổ tích

Đảo tí hon Kotisaari bốn mùa thay lá đẹp như trong cổ tích

Hòn đảo này là một địa điểm hoàn hảo để có thể ghi lại sự thay đổi của đất trời, của cây lá, không khí, dòng sông, khu rừng.

Đăng ngày: 26/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News