Một tiểu hành tinh vừa bay sát Trái đất mà không bị phát hiện

Một tiểu hành tinh lớn cỡ máy bay Boeing 747 vừa bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách cực gần. Điều đáng nói là các nhà khoa học đã không phát hiện ra nó mãi cho đến 3 ngày sau.

Sputnik ngày 27/7 đưa tin các nhà thiên văn học phát hiện ra tiểu hành tinh trên hôm chủ nhật vừa qua, 3 ngày sau khi nó bay ngang Trái đất ở khoảng cách khá gần: 123.031km (bằng 1/3 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng).


Tiểu hành tinh này bay ngang Trái đất ở khoảng cách khá gần: 123.031km - (Ảnh: daily mail).

Được đặt tên 2017 001, tiểu hành tinh này ước tính dài 78m (cỡ chiếc máy bay chở khách Boeing 747), gấp ba lần thiên thạch từng lao vào bầu khí quyển của chúng ta vào năm 2013 và phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga năm 2013 làm cửa kính vỡ hàng loạt khiến hàng ngàn người bị thương.

Rất may nó đã bay ngang Trái đất mà không gây sự cố. Nếu xảy ra va chạm, nó có thể khiến hàng trăm ngàn người thương vong như vụ nổ Tunguska năm 1908.

Theo Sputnik, vụ nổ Tunguska đã san phẳng một khu vực rộng 2.150km2 không có người ở Siberia và phát ra năng lượng mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945.

Các nhà thiên văn học cho biết 2017 001 có bề mặt tối, không phản chiếu nên không thể quan sát bằng kính thiên văn, do đó họ đã không phát hiện nó sớm.

Theo CNET, từ đầu năm đến nay có khoảng 10 tiểu hành tinh bay gần Trái đất giống 2017 001, hầu hết chúng được phát hiện từ sớm.

NASA ước tính họ phát hiện ra 90% vật thể gần Trái đất (NEO) có chiều dài hơn 1km, ngoài ra còn có vô số NEO nhỏ hơn vẫn có thể gây thiệt hại lớn cho nhân loại nếu chúng va vào Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News