Một tiểu hành tinh vừa sượt ngang Trái đất
Một tiểu hành tinh, được các nhà khoa học phát hiện chỉ cách đây 6 hôm trước, vừa băng qua Trái Đất ở khoảng cách rất gần vào 7h40 sáng (giờ Việt Nam) ngày 3/1.
Báo Anh Dailymail dẫn từ nguồn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa tin một tiểu hành tinh có kích thước to bằng chiếc xe tải băng qua Trái Đất ở khoảng cách 2.000.000km – một khoảng cách được đánh giá là tương đối gần sát trong không gian.
Theo thang đánh giá của NASA, bất kỳ tiểu hành tinh nào di chuyển cách Trái Đất trong vòng 7.403.000 km đều được xếp vào mức độ “nguy hiểm”.
Tốc độ của tiểu hành tinh được đặt tên 2017 YD7 lên tới 37.800 km/h – gấp 5 lần tốc độ của một chiếc máy bay siêu thanh Bắc Mỹ X-15.
Tốc độ của tiểu hành tinh được đặt tên 2017 YD7 lên tới 37.800km/h.
Trước đó, tiểu hành tinh này (có đường kính dao động từ 6 tới 21m) lần đầu tiên được Đài thiên văn Mount Lemmon Survey ở bang Arizona (Mỹ) phát hiện vào ngày 28/12.
Hiện NASA không có đủ khả năng để làm chệch hướng một tiểu hành tinh trong trường hợp nó đang hướng thẳng về Trái Đất, nhưng cơ quan hàng không vũ trụ hàng đầu này có thể giúp giảm nhẹ ảnh hưởng và đưa ra các phương án bảo vệ sự sống và tài sản trên Trái Đất.
Các phương án bao gồm sơ tán vùng bị ảnh hưởng và di chuyển cơ sở hạ tầng quan trọng.
Theo lời người phát ngôn của NASA trên báo Anh Express vào tuần trước, tính đến ngày 24/12, giới khoa học đã phát hiện được khoảng 17.495 vật thể gần Trái Đất (NEO) và 17.389 tiểu hành tinh.
NASA cũng đang tập trung nghiên cứu phát triển một tàu vũ trụ có kích thước bằng chiếc tủ lạnh có khả năng ngăn chặn các tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất. Một cuộc thử nghiệm với một tiểu hành tinh nhỏ không gây nguy hại cho Trái Đất được dự kiến sẽ tiến hành vào năm 2024.
Đấy sẽ là nhiệm vụ đầu tiên thực nghiệm kỹ thuật làm chệch hướng tiểu hành tinh có tác dụng trong dự án bảo vệ Trái Đất hay không. Kỹ thuật này có tên gọi DART (kỹ thuật chuyển hướng tiểu hành tinh kép) có nhiệm vụ tác động vào tiểu hành tinh để nó đi ra khỏi quỹ đạo.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
