Một virus khỉ khác đang sẵn sàng lây sang người

Đó là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ về một virus ít được chú ý, vốn đã thành bệnh đặc hữu với triệu chứng giống Ebola ở các loài linh trưởng châu Phi. Chúng vừa nuốt gọn tế bào người trong phòng thí nghiệm, thoát miễn dịch thành thục.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Cell của nhóm khoa học gia từ Trường Đại học Colorado Boulder - Mỹ "chĩa mũi nhọn" vào virus sốt xuất huyết simian (SHFV) thuộc dòng họ arterivirus, được coi là mối đe dọa nghiêm trọng ở khỉ macaque vì gây ra triệu chứng sốt xuất huyết nặng và giống Ebola, gây chết rất nhiều khỉ trong các vụ dịch.

Dòng họ arterivirus vốn liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau ở ngựa, heo, động vật gặm nhấm, linh trưởng... Nhưng cách mà SHFV ảnh hưởng đến khỉ macaque khiến các nhà khoa học lo ngại.


Arterivirus - (Ảnh minh họa từ Medical Xpress).

Cho dù cho đến nay chưa có ca bệnh SHFV "nhảy" sang người nào được báo cáo, nhưng các tác giả đề cập đến sự tương đồng với HIV (tiền thân của HIV cũng từ virus SIV ở khỉ châu Phi). Chưa kể, họ tìm ra một cơ chế gây sốc: Nó "thành thạo" đáng sợ trong việc xâm nhập vào các tế bào người tại phòng thí nghiệm.

Theo tờ Medical Xpress, giáo sư sinh học phân tử Sara Sawyer, tác giả cấp cao của nghiên cứu, đã dành 15 năm trong phòng thí nghiệm cùng các cộng sự để theo đuổi các loại virus động vật, khám phá ra những loại có nguy cơ lây sang người.

Nghiên cứu mới nhất chứng minh rằng một phân tử, hoặc thụ thể, được gọi là CD163, đóng một vai trò quan trọng trong sinh học của arterivirus, tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây nhiễm trùng cho các tế bào đích.

Thông qua một loạt các thí nghiệm, họ ngạc nhiên phát hiện ra rằng arterivirus mà cụ thể là SHFV rất thành thạo trong việc bám vào phiên bản CD163 của con người, xâm nhập vào bên trong tế bào người và nhanh chóng tạo ra các bản sao của chính nó.

"Loại virus động vật này đã tìm ra cách xâm nhập vào tế bào người, tự nhân lên và thoát khỏi một số cơ chế miễn dịch quan trọng mà chúng tôi mong đợi có thể bảo vệ chúng ta. Chúng ta nên chú ý đến nó" - Giáo sư Sawyer cảnh báo.

Các tác giả lưu ý rằng phát hiện này không đồng nghĩa với việc bắt đầu một đại dịch tiếp theo, nhưng là lời cảnh báo đáng thận trọng, nhất là khi SHFV có những biểu hiện tương đồng với HIV, căn bệnh vẫn còn nan y với nhân loại.

Nó hoàn toàn có khả năng lây sang con người bất cứ lúc nào, thậm chí đã từng, nhưng còn hiếm nên vẫn đang nấp trong bóng tối. Trong những năm 1970, chưa ai nghe nói về HIV dù nó đã nhảy sang người từ lâu.

Theo nhóm tác giả, có hàng ngàn virus lưu hành giữa các loài động vật trên toàn cầu, hầu hết chúng không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, ngày càng nhiều loài nhảy sang con người và một số trong chúng rất nguy hiểm, tàn phá các hệ miễn dịch "chưa có kinh nghiệm" của con người.

Có thể kể đến một số cái tên nổi bật: MERS-CoV, SARS-CoV, SARS-CoV-2. Xa xưa hơn, HIV nhảy sang con người vào khoảng năm 1900, đậu mùa khỉ nhảy sang từ những năm 1970 trước khi biến đổi và tạo thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu mới nhất...

"COVID-19 chỉ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài các sự kiện lây lan từ động vật sang con người, một số trong số đó đã bùng phát thành thảm họa toàn cầu. Hy vọng bằng cách nâng cao nhận thức về các loại virus đã biết, chúng ta có thể đón đầu điều này để nếu bệnh bắt đầu lây sang người, chúng ta sẽ nhanh chóng xử lý nó" - giáo sư Sawyer nói.

Hồi giữa tháng 7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời cảnh báo về số vụ bùng phát dịch bệnh do mầm bệnh "vi phạm rào cản về loài" (tức bệnh nhảy từ động vật sang con người) trong thập kỷ 2012-2022 ở châu Phi đã tăng 63% so với thập kỷ trước, trong đó có một sự gia tăng đột biến đặc biệt từ năm 2019-2020.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do biến đổi khí hậu khiến các mầm bệnh "được mùa" cũng như đẩy động vật mở rộng phạm vi tìm kiếm nguồn sống nên tiếp xúc nhiều hơn với con người, song song với sự xâm lấn ngày một nghiêm trọng của con người vào lãnh địa của động vật, do đó tăng tiếp xúc giữa con người và động vật của nhỏ - "cơ hội" để trao đổi mầm bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News