Mũ "bong bóng cá" - Phát minh chống lại "sương mù sát thủ" của người Anh xưa

Đây là một giải pháp kỳ lạ được áp dụng để chống lại màn sương mù dày đặc cướp đi sinh mạng nhiều người ở London vào năm 1952.

Dường như đây chỉ là một cuộc thử nghiệm, không phải là một giải pháp chính thức. Dẫu vậy nó cũng khá thú vị và đem đến cho người sử dụng nhiều phen dở khóc dở cười như hạn chế trong việc ăn uống hay "cản trở" các cặp đôi hôn nhau...


Người phụ nữ này đang nhâm nhi tách trà thông qua ống hút luồn qua 1 chiếc lỗ gắn trên mặt nạ.


...hay muốn hôn thì phải nhấc mũ ra rồi tra mũ lại...

Tuy vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi là cuộc thảm họa sương mù xưa đáng sợ thế nào mà họ lại phải đội những "chiếc mũ bong bóng cá" thế.

Chuyện kể là, vào năm 1952, sương mù, khói bụi hòa quyện vào nhau tạo nên một cuộc thảm họa bao phủ toàn bộ London. Chúng xuất hiện khắp mọi nẻo đường và gây cản trở các phương tiện đang lưu thông trên đường. Hàng loạt gia súc tại chợ Smithfield và khu vực xung quanh đó bị chết ngạt.

Đáng buồn hơn, chúng còn cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người trong đó hầu hết là trẻ sơ sinh, người già, những người bệnh đường hô hấp như suyễn và viêm phổi.

Được biết, nguyên nhân của lớp "sương mù sát thủ" này là quá trình hóa học kết hợp với sương mù tự nhiên như kết quả của việc đốt than... - tạo ra 1 đám mây axit giết người.

Cụ thể, chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên"kẻ giết người" thầm lặng ở London ngày ấy.

Theo giáo sư Renyi Zhang và Harold J thuộc Đại học Texas, các hạt axit sulfuric được hình thành từ lưu huỳnh dioxide có trong than đốt và khí thải của nhà máy điện cùng nhiều phương tiện khác.

Tác dụng tổng hợp của khí sulfuro trong sương và bụi trong không khí đã hình thành sương mù dày đặc này.


Sương mù dày đặc, che lấp cả ánh Mặt trời, hàng ngàn người đã gặp vấn đề về hô hấp.

Bụi chủ yếu xuất phát từ hạt bụi của khói than, các thành phần như khí sulfuro trong không khí, oxit silic, oxit nhôm có thể tạo nên những giọt sương, xúc tác khí sulfuro trong không khí, tạo phản ứng oxy hóa thành SO3, hình thành "sương mù axit sulfuric" nguy hại cho sức khỏe con người.

Lượng lớn khí độc và bụi trong sương mù axit sulfuric sau khi con người hít vào phổi sẽ bám vào tế bào phổi đồng thời dần tích tụ lại và đi vào máu, lan khắp cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/07/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News