"Mưa cá" trút xuống thị trấn Lajamanu ở Australia

Những con cá chẽm tương đối lớn trút xuống thị trấn Lajamanu ở rìa sa mạc cùng với cơn mưa lớn.


Một số xác cá rơi xuống mặt đất. (Ảnh: Cyril Tasman).

Cư dân ở Lajamanu, thị trấn ở rìa phía bắc sa mạc Tanami cách thị trấn Katherine 560km về phía tây nam vô cùng bất ngờ khi chứng kiến những con cá rơi xuống trong cơn mưa nặng hạt, First Post hôm 23/2 đưa tin. Theo Andrew Johnson Japanangka, thành viên hội đồng thị trấn, có một cơn bão lớn tràn qua khu vực. Khi mưa bắt đầu trút xuống, cá cũng rơi xuống theo. Đây không phải lần đầu tiên hiện tượng mưa cá xảy ra tại đây. Hiện tượng tương tự cũng được ghi nhận tại thị trấn vào các năm 1974, 2004 và 2010.

Các chuyên gia thời tiết cho rằng hiện tượng kiểu này có thể do lốc xoáy gây ra. Cơn lốc hút nước và cá từ sông ngòi, sau đó khiến cá rơi xuống ở địa điểm cách xa hàng trăm kilomet. Japanangka cho biết những con cá dài ít nhất bằng hai ngón tay vẫn còn sống khi rơi xuống đất. Một số con thậm chí bơi lội ở vũng nước mưa. Nhiều con khác rơi lên mái nhà dân.

Lajamanu không phải nơi duy nhất trải qua hiện tượng mưa cá. Năm 2020, thị trấn Yowah ở bang Queensland, cách Brisbane 950 km cũng trải qua mưa cá.

Michael Hammer, quản lý trưng bày cá ở Bảo tàng và gallery nghệ thuật bang Northern Territory, cho biết ông từng nghiên cứu sự kiện như vậy trước đây. Theo ông, việc cá vẫn còn sống khi rơi xuống đất không quá khác thường, chừng nào chúng không bị cuốn lên quá cao và đông cứng giữa không trung. Tình trạng của cá phụ thuộc vào kiểu thời tiết ở địa phương.

Jeff Johnson, nhà ngư học ở Bảo tàng Queensland cho biết cá rơi ở Lajamanu thuộc loài cá chẽm, một trong những loài cá nước ngọt phổ biến nhất ở Australia. Dù hiện tượng mưa cá có thực, việc cá lớn cỡ đó rơi xuống mặt đất vẫn rất hiếm gặp. "Cá chẽm là loài cá tương đối lớn và không thể bị hút lên khỏi mặt nước cũng như giữ trong không trung suốt thời gian dài. Nhưng rõ ràng, đó là những gì xảy ra", Johnson nói.

Hammer suy đoán tỷ lệ xảy ra hiện tượng tương tự sẽ tăng lên trên khắp Australia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News