Mưa nhân tạo giảm bụi trên đường phố
Sinh viên trường Đại học Tài nguyên Môi trường đã có ý tưởng tạo ra cơn mưa nhân tạo trên các đường phố, nhằm hạn chế bụi gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ý tưởng trên của Lưu Văn Tuấn xuất phát từ thực trạng ô nhiễm không khí do bụi gây ra có thể gây ung thư và biến đổi gene, cùng nhiều bệnh khác ở con người. Các hạt bụi dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và có khả năng tồn tại lâu. Các hạt bụi này luôn trong trạng thái lơ lửng và sẽ giảm hoạt động khi trời mưa.
“Nhưng không phải lúc nào trời cũng mưa, nên cần phải “tạo mưa” để giảm bớt sự hoạt động của bụi trong không khí cũng như những tác hại mà nó có thể gây ra”, Lưu Văn Tuấn nói.
Hà Nội là một trong những nơi ô nhiễm bụi lớn nhất châu Á
Tuấn cho biết, có thể tạo nên một nguồn mưa sương (hơi sương) nhân tạo được lắp trên mỗi cột đèn, chủ yếu là những nơi có số liệu quan trắc bụi ô nhiễm nặng nề như các ngã tư, các khu dân cư tập trung, các cụm công nghiệp.
Hệ thống ống dẫn nước là một hệ thống chịu lực và bền, được gắn phía ngoài cột điện bằng các ốc vít, và đường dẫn ống nước từ cột này sang cột khác sẽ được đặt ở mép gờ đường giao thông, bên ngoài là một lớp bê tông che phủ. Hệ thống sẽ sử dụng loại máy bơm ly tâm để tạo cho áp suất nước có thể bơm lên cao.
Hệ thống này sẽ được điều khiển từ trung tâm môi trường thành phố và được cài mặc định. Cứ 40 phút sẽ phun mưa nhân tạo một lần. Hệ thống chỉ hoạt động vào những ngày không có mưa trong khoảng thời gian từ 7h đến 19h hàng ngày.
"Với biện pháp này, khi xử lý từ trên cao sẽ làm tăng hiệu quả hơn các biện pháp làm giảm bụi trước đó như xe vệ sinh môi trường phun nước trên các đường phố - các biện pháp này chỉ có thể làm giảm bụi dưới mặt đất mà không làm giảm bụi trên không".
Tuấn cũng thừa nhận, ý tưởng cần có vốn đầu tư lớn và công sức nhiều, nhưng lợi ích mang lại cho con người một bầu không khí mát lành là rất lớn.
Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo cuộc thi Ý tưởng Kinh tế xanh, đây là lần đầu tiên có biện pháo làm giảm lượng bụi trong không khí ở các đô thị lớn - một bài toán mà ngay đến các nhà quản lý và nhà khoa học phải đau đầu.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
