Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Trận mưa sao băng Perseid đẹp nhất năm 2020 với mật độ lên tới 100 vệt/giờ sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8

Mưa sao băng Perseids lúc mấy giờ?

Mưa sao băng Perseids hay còn gọi là mưa sao băng Anh Tiên có thể được nhìn thấy từ ngày 17/8 đến 24/8. Tuy nhiên, đỉnh điểm của mưa sao băng dự kiến sẽ xảy ra trước đó, trong đêm ngày 12/8 đến sáng ngày 13/8.

Mưa sao băng Perseid là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm 2020, cùng với Quadrantids tháng 1 và Geminids tháng 12). Sao băng Perseid là những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi 109P/Swift-Tuttle. Trận mưa sao băng với mật độ cực đại có thể lên tới 100 vệt mỗi giờ.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng.


Mưa sao băng Perseids đạt cực đại vào đêm ngày 12/8.

Quan sát sao băng ở đâu tốt nhất?

Là trận mưa sao băng luôn được biết đến với rất nhiều sao băng rất sáng so với các trận mưa sao băng khác của năm. Để quan sát hiện tượng sao băng tốt nhất, bạn nên tới các khu vực trống rộng, cách xa ánh đèn điện.

Bạn có thể ngắm nhìn sao bằng mắt thường mà không cần tới sự trợ giúp của các dụng cụ thiên văn. Năm nay, ngày cực điểm mưa sao băng không trùng với thời gian gần trăng tròn, do sẽ không lo bị ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Tuy nhiên bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để có một buổi chiêm ngưỡng hoàn hảo nhất.

Bạn nên đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng mà không cần kính hỗ trợ.

Nếu trời có mây mù hoặc có mưa, việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được.

Thời gian lý tưởng để quan sát hiện tượng là nửa đêm cho đến trước khi Mặt trời mọc. Người quan sát cần hướng về chòm sao Anh Tiên, phía đông bắc bầu trời.

Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ khoảng năm 36 sau Công nguyên, cách đây khoảng gần 2000 năm. Trong khoảng năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, xuất phát từ sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T), phát hiện năm 1863 và có quĩ đạo 133 năm quanh Hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News