Mực ma cà rồng không thay đổi suốt hàng trăm triệu năm
Mực ma cà rồng gần như không thay đổi so với tổ tiên sống cách đây hàng trăm triệu năm và thường được các nhà khoa học gọi là "hóa thạch sống".
Mực ma cà rồng kiếm mồi dưới biển sâu.
Mang tên Vampyroteuthis infernalis, có nghĩa "mực ma cà rồng từ địa ngục" trong tiếng Latinh, loài vật này chuyên sống dưới biển sâu, có cơ thể màu đỏ sậm và lớp màng giống áo choàng giữa 8 xúc tu. Bất chấp tên gọi và hình dáng, chúng không phải mực hay bạch tuộc mà thuộc bộ động vật chân đầu riêng. Chúng là thành viên còn sống duy nhất được biết tới ở bộ mực quỷ (Vampyromorphida).
Theo Bruce Robison, nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey, mực ma cà rộng đại diện cho động vật chân đầu cổ đại trước khi tách thành bạch tuộc và mực. Chúng có 8 xúc tu và hai sợi dài mảnh không có ở động vật chân đầu khác. Chúng sử dụng hai sợi đó để thu thập các hạt thức ăn. Giữa các xúc tu là lớp màng giống chiếc ô. Ở mặt trong xúc tu của mực ma cà rồng là giác hút.
Mực ma cà rồng ưa môi trường sâu, tối và lạnh.
"Ngay cả khi mực ma cà rồng là mục tiêu của một dự án nghiên cứu, chúng tôi không bao giờ có thể chắc chắn sẽ tìm thấy một mẫu vật khi cần. Chúng là động vật đơn độc và phân bố thưa thớt giữa môi trường sống rộng mênh mông", Robison nói.
Mực ma cà rồng ưa môi trường sâu, tối và lạnh, thường ở 610 - 914m dưới mặt nước, nơi mật độ oxy khá thấp. Chúng có một số đặc điểm thích nghi cực tốt với môi trường này, bao gồm lực nổi trung tính và tốc độ trao đổi chất thấp, giúp giảm nhu cầu phát triển mô cơ để chuyển động và tiết kiệm năng lượng. Bề ngoài sẫm màu giúp chúng tránh tầm mắt của động vật săn mồi và nhu cầu chạy trốn nhanh. Mực ma cà rồng thích nghi hoàn hảo với nhiệt độ thấp và lượng oxy giảm bởi chúng có tốc độ trao đổi chất chậm, hành vi lừ đừ và hệ thống thu thập oxy từ nước.
Loài mực này có thể tồn tại nhờ chủ yếu ăn "tuyết biển", hỗn hợp mạt vụn, xác động vật, phân và dịch nhầy chìm xuống đáy biển. Phương pháp kiếm ăn này chưa bao giờ được ghi nhận ở động vật châu đầu. Một trong số ít động vật ăn mực ma cà rồng là cá voi có răng, loài không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxy thấp ở độ sâu chúng sinh sống.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
