Mực nước biển có thể tăng 5m do dải băng Đông Nam Cực tan

Một nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cảnh báo quỹ thời gian để bảo vệ dải băng Đông Nam Cực (EAIS) - dải băng lớn nhất thế giới - khỏi tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu đang cạn kiệt.

Mực nước biển có thể tăng 5m do dải băng Đông Nam Cực tan
Băng trôi trên sông băng Collins, Nam Cực, ngày 1/2/2018. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Trong một nghiên cứu công bố ngày 10/8, nhóm nghiên cứu trên, trong đó có các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở Canberra, đã tiến hành kiểm nghiệm sự gia tăng của mực nước biển trong trường hợp EAIS tan chảy. Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ Trái đất tăng ở mức dưới 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp, thì EAIS tan sẽ khiến mực nước biển tăng chưa đến 0,5 m vào năm 2500. Tuy nhiên, nếu không đạt được các mục tiêu khí hậu và nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng, nhóm nghiên cứu cảnh báo mực nước biển có thể tăng 5 m do băng tan từ EAIS trong cùng khoảng thời gian trên.

Theo nhà nghiên cứu Nerilie Abram thuộc ANU, dải băng EAIS lớn gấp 10 lần so với Tây Nam Cực và chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng 52 m. Nếu nhiệt độ tăng trên mức 2 độ C sau năm 2100 do tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, thì chỉ riêng Đông Nam Cực có thể khiến mực nước biển dâng cao khoảng từ 1 - 3 m vào năm 2300 và khoảng 2 - 5 m vào năm 2500.

Trước nguy cơ này, bà Abram cho rằng cơ hội bảo vệ dải băng lớn nhất thế giới khỏi tác động của biến đổi khí hậu đang dần đóng lại và một bài học then chốt từ quá khứ là EAIS rất nhạy cảm với sự ấm lên toàn cầu ngay cả với mức tăng nhiệt độ vừa phải.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cách thức EAIS phản ứng với các thời kỳ ấm áp của Trái Đất trước đây và phân tích các dự báo dựa trên các nghiên cứu hiện có nhằm xác định tác động của các mức phát thải khí nhà kính khác nhau trong tương lai đối với EAIS vào các năm 2100, 2300 và 2500. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh có thể tránh được tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với dải băng lớn nhất thế giới trên nếu các nước trên thế giới cùng nhau thực hiện thành công các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về quá trình hình thành các vụ phun trào núi lửa siêu lớn

Phát hiện mới về quá trình hình thành các vụ phun trào núi lửa siêu lớn

Các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn là kết quả của quá trình tích tụ đá nóng chảy ở hàng trăm km dưới mặt đất trong suốt hàng triệu năm. Đây là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature số ra mới nhất.

Đăng ngày: 11/08/2022
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc khô cạn bất thường

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc khô cạn bất thường

Nhiệt độ cao liên tục khiến hồ Bà Dương bước vào mùa khô sớm chưa từng thấy kể từ khi dữ liệu được ghi chép vào năm 1951.

Đăng ngày: 11/08/2022
Nghiên cứu mới tìm ra mối liên quan giữa thời tiết khắc nghiệt và bệnh truyền nhiễm

Nghiên cứu mới tìm ra mối liên quan giữa thời tiết khắc nghiệt và bệnh truyền nhiễm

Các hiểm họa từ khí hậu đang làm trầm trọng hơn ở những bệnh truyền nhiễm ở người như sốt rét, dịch tả hay hội chứng Hantavirus phổi (HPS).

Đăng ngày: 11/08/2022
Bão số 2 Mulan mạnh thêm, miền Bắc mưa to từ chiều tối nay (10/8)

Bão số 2 Mulan mạnh thêm, miền Bắc mưa to từ chiều tối nay (10/8)

Bão số 2 đã mạnh lên một cấp và vẫn đang di chuyển về phía đất liền nước ta, gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ từ chiều tối nay (10/8).

Đăng ngày: 10/08/2022
Thời tiết khắc nghiệt, Nhật bổ sung thuật ngữ

Thời tiết khắc nghiệt, Nhật bổ sung thuật ngữ "ngày nắng thảm khốc"

Nhiệt độ ban ngày trên 40 độ C từng là điều hiếm thấy ở Nhật Bản. Thế nhưng, mức nhiệt này giờ phổ biến tới mức chuyên gia phải tìm thuật ngữ mới để mô tả hiện tượng đó.

Đăng ngày: 10/08/2022
Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!

Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, đang chuyển sang kỹ thuật gieo mây gây mưa nhân tạo để làm tăng lượng mưa.

Đăng ngày: 10/08/2022
Tối nay, cơn bão số 2 (bão Mulan) vào vịnh Bắc Bộ

Tối nay, cơn bão số 2 (bão Mulan) vào vịnh Bắc Bộ

4h ngày 10/8, bão Mulan cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160 km, sức gió mạnh nhất 74 km/h và sẽ vào vịnh Bắc Bộ tối nay, gây mưa trong ba ngày.

Đăng ngày: 10/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News