Mũi khoan có nguy cơ gây ra vụ phun trào núi lửa dữ dội ở Italy

Người dân Italy lo ngại kế hoạch khoan sâu vào lòng núi lửa nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học có thể kích hoạt một vụ phun trào dữ dội.

Mysterious Universe hôm 5/9 đưa tin, các nhà nghiên cứu núi lửa công bố kế hoạch khoan sâu khoảng ba km vào siêu núi lửa Campi Flegrei ở thành phố Naples, Italy.

Năm 2008, một nhóm nhà khoa học từng đề xuất kế hoạch khoan sâu 3,5m vào núi lửa Campi Flegrei để lấy mẫu và lắp thiết bị địa chấn. Họ đã khoan thử nghiệm tới độ sâu 500m trước khi dự án bị đình chỉ vào năm 2010 do vấn đề an toàn.


Các nhà khoa học Italy lên kế hoạch khoan sâu ba km vào núi lửa Campi Flegrei để nghiên cứu. (Ảnh: wikia.com).

Mới đây, tiến sỹ Stefano Carlino thuộc Viện nghiên cứu quốc gia về Địa vật lý và Núi lửa đã tập hợp lại nhóm nghiên cứu để tiến hành thử nghiệm mới. Họ lắp đặt thiết bị cảm biến quang học ngoài biển Naples để theo dõi hoạt động của dung nham. Carlino cho biết ông không lo lắng bởi mũi khoan chỉ sâu khoảng ba km, trong khi bể dung nham núi lửa nằm ở độ sâu 8km.

Tuy nhiên, kế hoạch mới tiếp tục bị trì hoãn do giới chuyên gia và người dân thành phố Naples lo sợ núi lửa Campi Flegrei sẽ bị đánh thức, gây ra thảm họa mới với con người.

Trong lịch sử, Campi Flegrei từng gây ra hai vụ phun trào lớn, gồm vụ Neapolitan Yellow Tuff cách đây 15.000 năm và vụ Campanian Ignimbrite cách đây 39.000 năm. Cả hai lần phun trào dữ dội này đều dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong đó, vụ phun trào Campanian Ignimbrite khiến nhiệt độ Trái Đất giảm được cho là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của người Neanderthal. Lần hoạt động gần đây nhất của núi lửa Campi Flegrei vào năm 1538 tạo ra ngọn núi mới mang tên Monte Nuovo.

Ngày nay, núi Monte Nuovo và khu vực xung quanh thường xuyên trải qua các đợt dư chấn. Vùng đất ở Pozzuoli, cách thành phố Naples 15km về phía tây, liên tục dịch chuyển và nâng lên trong suốt 50 năm qua, khiến 36.000 cư dân phải sơ tán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News