Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Các nhà khoa học Mỹ có thể huấn luyện muỗi để nó không đốt người, hiệu quả như việc sử dụng các chất chống côn trùng như DEET.

Muỗi là côn trùng giết chết nhiều người hơn bất kỳ loài động vật nào khác trên thế giới mỗi năm. Chúng là tác nhân làm lan truyền những căn bệnh nguy hiểm, khiến con người phải tiến hành "cuộc chiến chống muỗi", theo Futurism. Một thí nghiệm gần đây có thể là bước ngoặt trong cuộc chiến này vì nó trang bị cho chúng ta một loại vũ khí đầy tiềm năng, đó là khả năng huấn luyện muỗi.

Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người
Muỗi có khả năng học hỏi và ghi nhớ. (Ảnh: Pixabay).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) đăng trên tạp chí Current Biology hôm 25/1, khi bạn đập hụt một con muỗi đang đốt bạn, nó sẽ liên kết mùi hương trên cơ thể bạn với trải nghiệm bị đe dọa đến tính mạng để né tránh bạn trong tương lai. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy muỗi có khả năng học và ghi nhớ.

"Chúng giống như những con muỗi của Pavlov", Jeff Riffell, tác giả chính của nghiên cứu, đề cập đến thí nghiệm nổi tiếng về phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov tiến hành trên chó. Điều này giống như những con muỗi được huấn luyện để tránh người nào đó.

Muỗi bị thu hút bởi một số mùi hương nhất định. Nhìn chung, mùi hương của con người đặc biệt hấp dẫn đối với muỗi.

Khi một người nào đó đập con muỗi, họ thường tạo ra những rung động nhỏ trên da làm gián đoạn tạm thời nỗ lực hút máu của muỗi. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học thu hút những con muỗi Aedes aegypti bằng mùi hương của con người. Sau đó họ tái tạo lại những rung động nói trên để ngăn cản muỗi tiếp cận mục tiêu trong 20 phút.

Kết quả cho thấy, muỗi sẽ bay tránh xa nơi phát ra mùi hương trong vòng 24 giờ. Mức độ hiệu quả này thậm chí có thể so sánh với thuốc chống côn trùng chứa DEET có trên thị trường hiện nay.

"Trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng một công thức không chỉ bao gồm chất tiêu diệt côn trùng như DEET mà còn bao gồm một số hợp chất kích hoạt bộ nhớ của muỗi tránh xa con người", Walter Leal, chuyên gia nghiên cứu mối tương tác giữa muỗi và con người tại Đại học California, Davis (Mỹ), cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Bộ Tài nguyên và môi trường vừa đề xuất bổ sung 37 loài vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó có 16 loài thực vật và 21 loài động vật.

Đăng ngày: 28/01/2018
Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Mỗi mẫu đất có thể chứa hàng trăm đến hàng ngàn loại vi khuẩn - phần lớn vẫn chưa được xác định hết.

Đăng ngày: 23/01/2018
Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Các base này – biểu thị bằng 4 chữ cái G, C, A và T - hiện diện trong các phân tử ADN và được mọi cơ thể sống sử dụng để định hướng cho quá trình tổng hợp protein.

Đăng ngày: 22/01/2018
Cây phong lá đỏ “hot hit” mấy ngày nay nhưng bạn có thực sự biết về loại cây này?

Cây phong lá đỏ “hot hit” mấy ngày nay nhưng bạn có thực sự biết về loại cây này?

Sự kiện phong lá đỏ - một loài cây siêu thơ mộng nổi tiếng ở các xứ lạnh như Bắc Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc được trồng ở trung tâm Hà Nội đã mang lại bao niềm hứng thú cho các bạn trẻ.

Đăng ngày: 21/01/2018
Nhật Bản lai tạo thành công chuối có thể ăn cả vỏ, giá 6 USD/quả

Nhật Bản lai tạo thành công chuối có thể ăn cả vỏ, giá 6 USD/quả

Những lô hàng chuối Mongee đầu tiên đã bắt đầu lên kệ từ tháng 11/2017. Tuy nhiên, hiện tại năng suất của loại chuối này vẫn còn khá thấp, chỉ đạt 10 quả/tuần.

Đăng ngày: 20/01/2018
Tại sao con người không thể giẫm chết vi khuẩn?

Tại sao con người không thể giẫm chết vi khuẩn?

Kiến có thể bị chết khi con người giẫm chúng, thế còn vi khuẩn thì sao? Liệu có thể giẫm chết vi khuẩn không?

Đăng ngày: 18/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News