Muỗi hút máu "bợm nhậu" thì có bị say không?

Như chúng ta đã biết, nhiều loài muỗi cũng ăn trái cây, trong đó có cả những quả quá chín, sắp bị lên men. Do đó, chúng có thể có khả năng chịu đựng tốt đối với các loại rượu tự nhiên. Tuy nhiên, việc muỗi có bị chóng mặt hoặc lảo đảo khi hút máu người say rượu hay không rất khó xác định.

Tuy nhiên, nhà côn trùng học Coby Schal đến từ đại học bang North Carolina từng thông tin trong một bài báo: Một người uống 10 ly rượu có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu lên ngưỡng 0,2%. Nhưng nếu một con muỗi đến hút máu người đó thì nó chỉ đang uống một lượng cồn nhỏ hơn rất nhiều, tương đương với việc pha loãng đi 25 lần. Đó là vì quá trình tiến hóa đã đem đến lợi thế về mặt “tửu lượng” cho muỗi.

Muỗi hút máu bợm nhậu thì có bị say không?
Việc muỗi có bị chóng mặt hoặc lảo đảo khi hút máu người có nồng độ cồn cao hay không rất khó xác định. (Ảnh minh họa).

Trong cơ thể những con muỗi có một túi tiêu hóa riêng, chứa nhiều enzyme được sử dụng để phân giải tất cả các chất lỏng không phải máu. Nhiều khả năng rượu sẽ bị trung hòa ở túi tiêu hóa này trước khi kịp tấn công vào hệ thần kinh của muỗi khiến chúng say.

"Rất nhiều loài côn trùng có túi tiêu hóa này, cho phép lưu trữ tất cả chất lỏng mà chúng hút vào người rồi mới xả dần ra để tiêu hóa… Trong chiếc túi đó, các enzyme sẽ phân giải mọi thứ có hại - như rượu và vi khuẩn", Erica McAlister, nhân viên cao cấp tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho hay.

Có vẻ như muỗi có sự chịu đựng với rượu bia tốt hơn đỉa hay ong mật. Vào năm 1994, hai nhà khoa học Na Uy là Anders Baerheim và Hogne Sandvik tự hỏi về ảnh hưởng của bia đến hoạt động của loài đỉa, cũng là một loài vật hút máu phổ biến. Có 6 con đỉa được sử dụng cho thử nghiệm của họ. Chúng được nhúng vào hai loại bia khác nhau. Sau khi tiếp xúc với bia, một số con đỉa thay đổi hành vi, lắc lư cơ thể, mất độ bám hoặc bơi lùi về phía sau chúng.

Không chỉ đỉa, loài ong mật Honey Nut Cheerios cũng bị say rượu. Chúng sẽ kêu vo vo liên tục, mất khả năng đậu xuống và giữ thân thẳng, ong mật bắt đầu đâm vào mọi thứ khi đang bay.

Muỗi hút máu bợm nhậu thì có bị say không?
Những người đã uống rượu bia hay đồ uống có cồn dường như sẽ thu hút lũ muỗi hơn. (Ảnh minh họa).

Quay trở lại với loài muỗi, dù chưa biết chính xác chúng có bị say khi đốt người uống rượu hay không nhưng có vẻ như những người đã uống bia rượu thường rất thu hút muỗi. “Một chai bia có thể khiến bạn hấp dẫn hơn với côn trùng”, Smithsonian, một nhà nghiên cứu động vật cho biết. Cũng theo tài liệu của Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Hoa Kỳ, những con muỗi thích đốt những người đã uống rượu bia hoặc các loại đồ uống có cồn nói chung.

Hiện các nhà khoa học chưa có câu trả lời chính xác cho hiện tượng này. Có ý kiến cho rằng những con muỗi nhanh chóng đánh hơi được người say xỉn có lẽ bởi 2 hóa chất mà chúng ta thở ra nhiều hơn khi uống rượu: carbon dioxide (CO2) và octanol.

Lý giải khác thì cho rằng chất ethanol trong rượu mà bạn uống – thứ sẽ được bài tiết một phần qua mồ hôi - có thể là tín hiệu báo cho lũ muỗi biết đang có một bữa ăn gần đó dành cho chúng. Vì thế một cảnh báo được đưa ra là, những người uống rượu nên cẩn thận về nguy cơ bị muỗi đốt và tiếp xúc với các bệnh do muỗi lây truyền.

Ngoài uống rượu bia, các yếu tố khác có thể thu hút lũ muỗi bao gồm thân nhiệt cao, phụ nữ mang thai (có thể cũng liên quan đến nhiệt độ cơ thể), những người thở ra nhiều carbon dioxide và những người có thân hình to lớn.

Bên cạnh đó một số người có gene di truyền khiến muỗi thích đốt họ hơn những người khác. Khoảng 20% dân số thế giới mang các đặc điểm khiến họ dễ bị muỗi đốt hơn, một trong số đó là nhóm máu. Nghiên cứu cho thấy những người có nhóm máu O có khả năng bị muỗi đốt gấp đôi so với những người có nhóm máu A. Do đó, nếu không may rơi vào 20% dân số dễ bị muỗi đốt thì dù bạn có kiêng bia rượu đến cỡ nào những con muỗi cũng sẽ tìm đến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc tiến hành thu hoạch vụ

Trung Quốc tiến hành thu hoạch vụ "lúa vũ trụ" đầu tiên

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hoạch vụ lúa đầu tiên từ những hạt giống từng đưa lên lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất trên tàu Chang'e-5.

Đăng ngày: 19/07/2021
Gan ngỗng nhân tạo đầu tiên trên thế giới có vị giống hệt gan ngỗng thật

Gan ngỗng nhân tạo đầu tiên trên thế giới có vị giống hệt gan ngỗng thật

Gan ngỗng nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tế bào gốc của vịt khiến một đầu bếp Michelin không thể tìm ra điểm khác biệt.

Đăng ngày: 17/07/2021
Phát hiện vi khuẩn cổ xưa nhất sống không cần oxy

Phát hiện vi khuẩn cổ xưa nhất sống không cần oxy

Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của vi khuẩn cổ đại sống dựa vào methane trong hệ thống thủy nhiệt dưới đáy biển từ 3,42 tỷ năm trước.

Đăng ngày: 16/07/2021
Loại côn trùng có thể hút chất lỏng từ khoảng cách 100m

Loại côn trùng có thể hút chất lỏng từ khoảng cách 100m

Nghiên cứu mới về bọ ếch nhảy tiết lộ rằng nhóm côn trùng nhỏ này có thể tạo ra lực hút cực mạnh để lấy nhựa cây từ mạch gỗ.

Đăng ngày: 16/07/2021
Nguy cơ ký sinh trùng “ăn thịt người” lan rộng ở Châu Mỹ trong tương lai

Nguy cơ ký sinh trùng “ăn thịt người” lan rộng ở Châu Mỹ trong tương lai

Biến đổi khí hậu có thể sẽ khiến căn bệnh “ăn thịt người” này lan rộng từ Nam Mỹ lên phía Bắc.

Đăng ngày: 14/07/2021
Kỹ thuật mới giúp hạt giống chống lại hạn hán

Kỹ thuật mới giúp hạt giống chống lại hạn hán

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách bảo vệ hạt giống khỏi áp lực thiếu nước và cung cấp thêm dinh dưỡng trong giai đoạn nảy mầm quan trọng.

Đăng ngày: 10/07/2021
Phát hiện sinh vật như ngoài hành tinh, ăn đá, sống trong

Phát hiện sinh vật như ngoài hành tinh, ăn đá, sống trong "mộ băng"

Những sinh vật bí ẩn ở Nam Cực có thể cung cấp manh mối về cách sự sống phát triển trên các hành tinh khác.

Đăng ngày: 09/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News