Muỗi lan truyền bệnh "đe dọa toàn cầu"
Giới khoa học đã có thêm một lý do để tiêu diệt muỗi, sau khi các kết quả nghiên cứu ban đầu phát hiện chúng có thể là tác nhân chính giúp lan truyền một căn bệnh lạ, mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số đối với con người.
Muỗi lan truyền căn bệnh lạ đối với con người
Lần đầu tiên được mô tả vào năm 1990 và đến năm 2008 mới được liệt vào dạng “mối đe dọa toàn cầu đối với nhân loại”, vi khuẩn Rickettsia felis ít được nghiên cứu nên hiểu biết về nó rất ít ỏi. Vi khuẩn này gây nên những triệu chứng tương tự như những vụ nhiễm khuẩn khác, và một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện nó được tìm thấy trong những ca bệnh mà bác sĩ thường ghi trong hồ sơ chẩn đoán là “sốt không rõ nguyên nhân”.
”Muỗi vừa bị chỉ đích danh là tác nhân lan truyền vi khuẩn Rickettsia felis - (Ảnh: Shutterstock)
Trường hợp này đặc biệt xuất hiện ở các vùng lan tràn dịch sốt rét, và mới đây một báo cáo về muỗi cho thấy loài côn trùng này có khả năng lây lan dịch bệnh, dựa trên bằng chứng thu được khi quan sát muỗi hút máu chuột nhiễm Rickettsia felis.
Còn được gọi là bệnh sốt phát ban do bọ chét mèo, căn bệnh đã chiếm những hàng tít lớn trên báo đài nước Úc vào năm 2009 sau khi một trường hợp nhiễm bệnh ở bé gái 9 tuổi đã thu hút sự chú ý của toàn quốc với quá trình điều tra và chẩn đoán dài hơi tương tự như các tập gay cấn của loạt phim truyền hình Bác sĩ House.
Theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, một trong những tác giả Philippe Parola cho hay rất ít thông tin được biết về vi khuẩn Rickettsia felis, một phần do nó chỉ lộ diện khi phân tích bằng công cụ trong phòng thí nghiệm. Các triệu chứng được mô tả hết sức mù mờ và dễ bị nhầm lẫn thành các căn bệnh khác. Dù lúc đó giới bác sĩ cho rằng Rickettsia felis chỉ truyền từ bọ chét, có nghĩa là khả năng lây nhiễm không cao, điều này vẫn không ngăn cản Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ gọi nó là “nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng”.
Cho đến nay, hiện vẫn chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến Rickettsia felis, và lý do cũng dễ đoán khi các bác sĩ khó phân biệt giữa bệnh nào do vi khuẩn trên gây ra, trường hợp nào do các nguồn khác.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
