Muỗi tìm kiếm mục tiêu để đốt như thế nào?

Một nghiên cứu mới hé lộ, các con muỗi lần ra mục tiêu nào đó để đốt bằng cách sử dụng chuỗi 3 dấu hiệu: mùi, sau đó là hình ảnh và cuối cùng là nhiệt nóng.

  • Lý giải mới về chuyện muỗi không thể lây nhiễm HIV
  • Muỗi dùng gien để 'đánh hơi' người

Dấu hiệu muỗi tìm mục tiêu để đốt

Các nhà sinh vật học đã ghi lại chuyển động của những con muỗi đói bên trong một ống gió. Những con côn trùng này ngay lập tức bị hút về luồng khí CO2, vốn rất giống hơi thở của người. Sau khi ngửi khí này, chúng cũng nhắm thẳng đến một điểm đen. Cuối cùng, ở các khoảng cách ngắn hơn, những con muỗi còn bị hút về phía hơi ấm.

Khám phá trên đã củng cố thêm bằng chứng trước đó rằng, mùi là dấu hiệu chủ yếu để các con muỗi phát hiện ra con mồi tiếp theo. Chẳng hạn như, mùi cơ thể có khả năng quyết định đến cách chúng chọn đốt người này thay vì người khác.

Muỗi tìm kiếm mục tiêu để đốt như thế nào?

Tuy nhiên, muỗi đặc biệt giỏi đánh hơi CO2, vốn có nồng độ cao trong hơi thở của các động vật mà chúng hút máu, chẳng hạn như con người. Các con muỗi cũng có thể tiến về phía không khí thở ra, có mùi ôi từ cách xa tới 50 mét.

Chúng ta cũng biết rằng, nhiệt nóng và hình ảnh có thể là các yếu tố quan trọng thu hút những côn trùng hút máu, nhưng nghiên cứu mới là công trình đầu tiên làm rõ vai trò cụ thể của cả 3 dấu hiệu nói trên.

"Chúng tôi đã có thể đưa ra một giả thuyết thuyết phục về cách tất cả các giác quan này cùng phối hợp ở muỗi để tìm ra con người", tiến sĩ Floris van Breugel, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ California, nhấn mạnh.

Chìa khóa cho các thử nghiệm là phân tách các kích thích khác nhau: mùi, hình ảnh và nhiệt nóng. Chúng được biểu thị bằng một luồng khí CO2, một điểm đen trên sàn ống gió và một chiếc đĩa thủy tinh đun nóng nhưng bị che khuất lấp. Nhóm nghiên cứu đã có thể quan sát phản ứng của các con muỗi đối với từng kích thích.

Chẳng hạn như, nếu các con côn trùng được nhử bằng một đốm đen trong một ống gió trống rỗng, chúng sẽ bỏ qua nó. Nhưng nếu ống gió có chứa luồng khí CO2, chúng sẽ đánh hơi ra và sau đó đổ xô tới chỗ kích thích hình ảnh. Tiến sĩ Michael Dickinson, một thành viên nhóm nghiên cứu giải thích, các con muỗi chỉ chú sy tới các đặc điểm hình ảnh sau khi chúng phát hiện một mùi ám chỉ sự tồn tại của con mồi gần đó. Điều này giúp đảm bảo rằng, chúng không lãng phí thời gian điều tra các mục tiêu giả như đá hoặc cây cối.

Rốt cuộc, các chuyên gia đã nắm được chiến lược săn mồi 3 giai đoạn của muỗi: Từ khoảng cách 10 - 50 mét, chúng sử dụng khứu giác, đặc biệt là dựa vào khí CO2. Nếu bị kích thích trước một mùi nào đó, các con muỗi sẽ tiến về thứ có hình ảnh thú vị trong phạm vi 5 - 15 mét. Khi trong phạm vi 1 mét với mục tiêu tiềm năng, chúng tập trung vào sức nóng của cơ thể.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, chiến lược săn mồi trên của muỗi rất hiệu quả và rất khó để thoát khỏi chúng. Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể phòng tránh nguy cơ bị muỗi đốt bằng cách khử CO2 trong hơi thở ra và gây lẫn lộn hình ảnh bằng cách hòa trộn vào đám đông ăn mặc tương phản cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News