Muỗi Zika đốt ban ngày trong khi người Việt chỉ mắc màn ban đêm

Đặc tính của muỗi vằn truyền virus Zika thường đốt người vào ban ngày, nếu muỗi xuất hiện ở nhà trong và chích người thì rất có thể đó là muỗi Aedes aegypti.

Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Zika là bệnh lành tính tự khỏi, không gây biến chứng đối với người bình thường, chỉ biến chứng lên thai nhi nên phụ nữ mang thai đặc biệt lưu ý trong thời gian này. Zika chưa có văcxin phòng bệnh. Vì vậy, đối với bệnh không thuốc điều trị, phòng tránh là quan trọng nhất.

Zika lây qua muỗi đốt, truyền máu, quan hệ tình dục, song muỗi truyền là con đường phổ biến nhất. Kể cả trước khi Việt Nam phát hiện 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên, người dân được khuyến cáo chủ động phòng ngừa lây nhiễm. Hầu hết mọi người, nhất là thai phụ, được khuyến cáo ngủ màn tránh muỗi đốt. Song, muỗi truyền Zika đốt ban ngày trong khi người Việt hầu như chỉ mắc màn ngủ vào ban đêm.


Zika lây qua muỗi đốt, truyền máu, quan hệ tình dục, song muỗi truyền là con đường phổ biến nhất. (Ảnh: pestcarepro.com).

Dưới đây là những điều cần biết về muỗi truyền Zika:

Đặc điểm muỗi truyền Zika

Theo Webmd, muỗi Aedes aegypti còn được gọi là muỗi vằn do chúng có vằn đen trắng quanh các chi. Đây là loại muỗi rất nhỏ, thường sống trong nhà, gần người. Nó thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước và những nơi nước đọng. Chúng thường đốt người vào ban ngày.

Tiến sĩ Carolyn McBride của Đại học Princeton (Mỹ), người chuyên nghiên cứu về Aedes aegypti cho biết: "Chúng sống gắn với con người. Chúng tìm mọi cách để thích nghi với điều đó và có khả năng nhận ra mùi của con người nhanh chóng".

Vòng đời muỗi truyền Zika

Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10-15 ngày, từ trứng muỗi sẽ phát triển thành bọ gậy, loăng quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành.

Muỗi cái sau khi nở từ trứng chỉ khoảng 5-8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và có thể hút máu người, tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước.

Tốc độ lan truyền muỗi truyền Zika

Vòng đời của muỗi Aedes aegypti thường kéo dài từ khoảng 2 tuần đến 4 tuần phụ thuộc vào môi trường và điều kiện tự nhiên. Muỗi Aedes aegypti không bay đi quá xa và không quá 200 m trong suốt vòng đời của nó.

Cách muỗi vằn lây truyền bệnh Zika

Virus Zika lây truyền khi một con muỗi Aedes hút máu người bị nhiễm, sau đó lại đi hút máu người không bị nhiễm và truyền virus. Người nhiễm bệnh hầu hết đều không có triệu chứng cụ thể.

Hạn chế muỗi đốt

Hiện tại không có biện pháp nào giúp loại bỏ muỗi ra khỏi môi trường sống một cách triệt để. Các biện pháp đang sử dụng chỉ có thể hạn chế muỗi đốt.

  • Phun thuốc, xịt thuốc diệt muỗi xung quanh nơi sống.
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Tránh để các vật dụng trong nhà có nước đọng như chai lọ, xoong, chậu...
  • Nếu nhà trồng cây cảnh, bể cá... cần phải cọ rửa, làm sạch, lau khô thường xuyên.
  • Có thể dùng hương đuổi muỗi nhưng đảm bảo loại hương không có hại cho con người.
  • Sử dụng thuốc chống muỗi trực tiếp lên da, quần áo để hạn chế muỗi đốt.
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News