Mỹ chi 126 triệu USD để sản xuất 'siêu máy tính'

Nhà Trắng đang quyết tâm "chi mạnh" để chiếm lại ngôi vị siêu máy tính mạnh nhất thế giới bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tháng 11 năm ngoái.

Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama vừa ký quyết định dự chi ngân sách trong năm 2012 bao gồm cả số tiền dành cho sự phát triển của hệ thống siêu máy tính tiếp theo. Số tiền này, dự kiến sẽ được chuyến đến Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) để nghiên cứu và chế tạo một hệ thống máy tính "exascale".


Mỹ chi 126 triệu USD để sản xuất 'siêu máy tính'
IBM Mira với tham vọng trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

Nếu Quốc hội Mỹ chấp nhận yêu cầu của ông Obama, DOE sẽ nhận được 126 triệu USD để phát triển "exascale". Trong đó bao gồm 91 triệu USD cho các văn phòng của Bộ Năng lượng Khoa học và 36 triệu USD cho Cục An ninh hạt nhân quốc gia.

Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết DOE đã chi 24 triệu USD trong năm 2011 nhưng chưa đạt được những thành công đáng kể. Hệ thống Exascale dự kiến sẽ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với Tianhe-1A, siêu máy tính của Trung Quốc gần đây mới được xếp hạng nhanh nhất thế giới.

Năm 1997, máy tính ASCI Red từ phòng thí nghiệm Sandia National Labs của DOE có thể thực hiện được 1,3 nghìn tỷ phép tính trong một giây. Trong năm 2008, Roadrunner của IBM tại Los Alamos National Laboratory của DOE là máy tính đầu tiên có thể đạt một triệu tỷ phép tính trong một giây.

Dự kiến, siêu máy tính sẽ tiếp tục do IBM nghiên cứu và chế tạo. Và vào năm 2012 khi ra mắt, cỗ máy được mang tên Mira này có thể đạt được 10 triệu tỷ phép tính trong một giây. Máy sẽ được trang bị 750.000 chip xử lý IBM PowerPC A2 tốc độ 1,6GHz.

Tháng 11 năm ngoái, Tianhe-1a của Trung Quốc ra mắt với việc đạt tốc độ 2,67 triệu tỷ phép tính mỗi giây và chính thức chiếm ngôi vị siêu máy tính mạnh nhất thế giới của Jaguar Cray XT5. Cỗ máy đặt tại Trung tâm điện toán Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng (Mỹ) từng đứng đầu thế giới suốt năm 2011 có thể xử lý 1,75 triệu tỷ phép tính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News