Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần
Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Berkeley vừa giới thiệu 1 dạng vật liệu nhựa mới có khả năng tái chế hoàn toàn chứ không như các dạng phân hủy và tái chế một cách không bền vững và khó hiểu như cách người ta xử lý rác thải nhựa vào thời điểm hiện tại.
Dạng vật liệu này được gọi là polydiketoenamine PDK, có khả năng phân hủy đến cấp độ phân tử và sau đó có thể tái chế lại rất nhiều lần dưới rất nhiều các dạng khác nhau về màu sắc, kết cấu cũng như hình dạng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế đó.
Theo như cách giải thích của phòng thí nghiệm Berkeley thì các chất độn filler và hóa chất được sử dụng trong nhựa chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày thường được liên kết chặt chẽ với các monome, là các phân tử kết hợp lại cùng với nhau để tạo ra phân tử lớn hơn có cái tên quen thuộc polyme. Chính bởi sự liên kết này mà việc tái chế chúng trở nên khó khăn bởi sau khi phân rã và tái chế có thể chúng sẽ không có được các thuộc tính như người ta mong muốn. Kiểu như muốn làm ra cái dép tổ ong bằng nhựa tái chế nhưng do loại nhựa được xài lại này sau khi tổng hợp lại không đủ độ dẻo dai mà biến thành 1 đống nhựa bùi nhùi vậy.
Cơ chế phân hủy của PDK trong dung dịch acid.
Sự thể sẽ khác với các phân tử monomer của PDK chúng có thể phân tách hoàn toàn sự liên kết trước đó bằng việc nhúng chúng vào 1 dung dịch acid. Theo như trưởng nhóm nghiên cứu Brett Helms thì khác với các liên kết theo dạng bất biến của nhựa thông thường các liên kết của PDK có thể đảo nghịch lại, quay trở lại cách ban đầu trước khi chúng liên kết, từ đó việc tái chế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục hoàn chỉnh PDK để dần dần thử xem có khả thi khi đưa ra thị trường hay không. Nếu OK thì cũng mong rằng việc tái chế nhựa sẽ ngon lành hơn bởi vào thời điểm hiện tại con người đang bị nhấn chìm dần trong chính số rác thải nhựa không thể tái chế lại của mình.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
