Mỹ đang sản xuất hàng ngàn áo tàng hình

Những người quan tâm tới sự ra đời của áo tàng hình có thể “sốc” khi biết rằng một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ đã sản xuất tới 25.000 chiếc áo như vậy.

Theo trang Science Daily, điểm đặc biệt về những chiếc áo tàng hình trên là kích cỡ siêu nhỏ: chỉ có đường kính 30 micrômét (trong đó 1 micrômét = 0,001 milimét). Chúng được xếp đặt đồng dạng, cạnh nhau vừa một miếng vàng 25 milimét.

Đây là những chiếc áo tàng hình đầu tiên thuộc loại này trên thế giới và là sản phẩm sáng tạo của các nhà nghiên cứu đến từ hai trường Đại học Towson và Đại học Maryland (Mỹ).

Mỹ đang sản xuất hàng ngàn áo tàng hình

Mặc dù vẫn chưa thể “hô biến” các vật thể mà chúng che phủ như chiếc áo tàng hình của nhân vật phù thủy Harry Potter, nhưng loại áo tàng hình do nhóm nhà khoa học Mỹ sáng chế có khả năng làm chậm lại và thậm chí ngăn chặn ánh sáng, giúp “bắt nhốt” cầu vồng.

Cơ chế “bắt nhốt” cầu vồng được mô tả như sau: Khi được xếp đồng dạng trên cùng một tấm vàng, mỗi chiếc trong số 25.000 áo tàng hình đều sở hữu một thấu kính tí hon có khả năng bẻ cong ánh sáng quanh nó, che giấu một vùng ở trung tâm nó. Khi ánh sáng len qua các khoảng trống giữa mỗi chiếc áo, những thành phần khác nhau của ánh sáng (màu sắc) bị chặn lại ở các điểm hẹp hơn, tạo ra cầu vồng.

Công nghệ tạo “cầu vồng bị bắt nhốt” có thể được sử dụng trong các thiết bị cảm biến sinh học siêu nhỏ, giúp nhận diện các vật liệu sinh học dựa trên lượng ánh sáng mà chúng hấp thụ và sau đó phát xạ. So với ánh sáng di chuyển với tốc độ bình thường, ánh sáng bị giảm tốc tương tác mạnh hơn với các phân tử, giúp cho ra đời các phân tích chi tiết hơn.

Tiến sĩ Vera Smolyaninova, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: Lợi ích của cấu trúc dàn chip sinh học là bạn có số lượng lớn thiết bị cảm biến cỡ nhỏ, hỗ trợ thực hiện nhiều thí nghiệm cùng một lúc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra nhiều trạng thái của gene trong ADN của một người trong cùng một thí nghiệm.

Trong cách bố trí dàn áo tàng hình của chúng tôi, ánh sáng bị chặn lại ở ranh giới mỗi chiếc áo, giúp chúng tôi quan sát được cầu vồng bị bắt nhốt ở rìa mỗi áo. Điều đó có nghĩa, chúng tôi có thể tạo "quang phổ học trên-một-con chip"  và kiểm tra sự phát huỳnh quang tại hàng ngàn điểm cùng một lúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News