Mỹ dùng vũ khí hạt nhân bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch
Theo báo cáo từ Wall Street Journal, Cơ quan quản lý nguyên tử quốc gia (NNSA) trực thuộc Bộ năng lượng Hoa Kỳ vừa quyết định sẽ lưu trữ một số lượng đầu đạn hạt nhân nhất định nhằm ngăn chặn nguy cơ các thiên thạch có thể đâm vào Trái Đất và hủy diệt sự sống trong tương lai.
>>> Trái Đất có nguy cơ bị hàng trăm thiên thạch tấn công
Việc 1 thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất và tiêu diệt toàn bộ sự sống có thể là một kịch bản dù hiếm nhưng vẫn có khả năng xuất hiện trong tương lai. Nhận thức được điều đó, Mỹ và Liên hiệp quốc đã dành nhiều thời gian để tìm cách giúp giảm mối đe dọa từ vũ trụ và vũ khí hạt nhân chính là sự lựa chọn được cho là tối ưu ở thời điểm hiện tại. Hồi tháng 9 vừa qua, 2 nước Mỹ và Nga đã cùng nhau hợp tác và tìm cách sử dụng vũ khí hạt nhân tạo nên hàn rào phòng thủ cho Trái Đất, chống lại nguy cơ từ các thiên thạch.
Theo tin từ WSJ, một văn bản dài 67 trang đã được Cơ quan quản lý nguyên tử quốc gia thuộc bộ năng lượng Hoa Kỳ thông qua. Theo đó, thay vì tiêu hủy các đầu đạn và trang thiết bị vũ có liên quan tới vũ khí nguyên tử theo định kỳ, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục lưu trữ và duy trì chúng nhằm sẵn sàng bảo vệ Trái Đất khi xuất hiện mối đe dọa từ các thiên thạch ngoài Trái Đất.
Trong thời gian gần đầy, nhiều nước trên thế giới cũng bày tỏ mối lo ngại trước nguy cơ tiềm ẩn từ các thiên thạch ngoài không gian mà gần đây nhất là sự kiện một thiên thạch đã phát nổ, bắn ra các mảnh vụn làm bị thương hàng trăm người tại Nga hồi tháng 2 năm 2013. Cũng trong năm ngoái, NASA đã công bố danh sách hơn 1400 thiên thạch có khả năng sẽ gây nguy hiểm cho Trái Đất trong vòng 100 năm tới. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng dù phải mất hàng triệu năm nữa thì thiên thạch mới tiến gần đến Trái Đất nhưng công tác chuẩn bị phải được thực hiện ngay từ bây giờ và động thái trên đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tuyên bố đó.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
