Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên

Ngày 24/10, nhân viên Cơ quan Nông nghiệp bang Washington được trang bị đồ bảo hộ nghiêm ngặt đã tiêu diệt tổ ong bắp cày, còn gọi là ong vò vẽ có nọc độc chết người đầu tiên được phát hiện ở Mỹ.

Cơ quan Nông nghiệp bang Washington đã mất nhiều tuần để tìm kiếm, bẫy và sử dụng chỉ nha khoa để buộc các thiết bị theo dõi vào ong bắp cày khổng lồ châu Á, loài ong có nọc độc chết người, là mối đe dọa lớn nhất đối với ong mật thụ phấn cho cây.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
Sven Spichiger, nhà quản lý côn trùng học thuộc cơ quan Nông nghiệp bang Washington cầm một hộp ong bắp cày khổng lồ châu Á hút ra từ tổ ong trên cây phía sau. (Ảnh: AP).

Trước đó, ngày 23/10, các nhà khoa học công bố phát hiện tổ ong ở thành phố Blaine gần biên giới Canada có kích thước bằng một quả bóng rổ và chứa khoảng 100 đến 200 con ong bắp cày.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
Các nhân viên được trang bị đồ bảo hộ dày để tránh bị loài ong chứa nọc độc chết người này đốt. (Ảnh: AP). 

Ngày 24/10, các nhân viên cơ quan Nông nghiệp bang Washington mặc đồ bảo hộ dày đã hút sạch tổ ong từ hốc cây vào các hộp lớn.

Các nhà khoa học cho biết, họ sẽ chặt cây để lấy nhộng ong bắp cày và tìm hiểu xem ong chúa đã rời khỏi tổ chưa. Các quan chức nghi ngờ có thể có thêm nhiều tổ ong trong khu vực và sẽ tiếp tục tìm kiếm.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
Các nhà côn trùng học bịt kín gốc cây sau khi hút hết ong. Họ dự định sẽ chặt cây để lấy nhộng ong bắp cày và tìm hiểu xem ong chúa đã rời khỏi tổ chưa. (Ảnh: AP).

Ngày mai, 26/10, dự kiến cơ quan Nông nghiệp bang Washington sẽ tổ chức họp báo để thông tin về tình trạng của tổ ong này.

Ong bắp cày là loài ong lớn nhất thế giới, giết chết ít nhất vài chục người mỗi năm ở các nước châu Á, và các chuyên gia cho rằng con số thật có lẽ còn nhiều hơn. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, ong bắp cày, ong vò vẽ thường được tìm thấy ở Mỹ giết chết trung bình 62 người mỗi năm.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
Ong bắp cày khổng lồ châu Á dài tới 5cm.

Mối đe dọa thực sự từ ong bắp cày khổng lồ châu Á dài tới 5 cm là các cuộc tấn công tàn khốc của chúng đối với ong mật, vốn đang bị tác động bởi nhiều nguyên nhân như bọ ve, dịch bệnh, thuốc trừ sâu và mất nguồn thức ăn.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
 Loài ong xâm lấn này đã gây hại cho bầy ong mật bản địa ở Mỹ.

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên
Nhà côn trùng học thuộc cơ quan Nông nghiệp bang Washington quan sát kỹ xác ong bắp cày. (Ảnh: AP).

Ong bắp cày ở Mỹ là loài xâm lấn thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Bang Washington và tỉnh British Columbia của Canada là những nơi duy nhất tìm thấy loài ong này trên Bắc Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài bọ cánh cứng có lớp vỏ bền hơn vật liệu làm máy bay, gần như

Loài bọ cánh cứng có lớp vỏ bền hơn vật liệu làm máy bay, gần như "không thể phá hủy"

Loài bọ cánh cứng Phloeodes diabolicus có thể chịu sức nặng của một chiếc xe 1,6 tấn nhờ cấu tạo đặc biệt của bộ xương ngoài.

Đăng ngày: 23/10/2020
Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi

Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi

Nghiên cứu phân tích hình ảnh độ phân giải cao từ vệ tinh đã đưa ra kết quả bất ngờ rằng hiện có tới trên 1,8 tỷ cây xanh tại sa mạc Sahel và Sahara.

Đăng ngày: 19/10/2020
Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc

Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc

Người may mắn tìm ra con nhện tí hon có tên Amanda De George cho biết khi đang chụp một số bức ảnh thì bất ngờ đã nhận ra con nhện nhảy mặt xanh ngay tại sân sau của nhà cô ở New South Wales.

Đăng ngày: 14/10/2020
Phát hành vi sử dụng công cụ tinh vi ở kiến lửa

Phát hành vi sử dụng công cụ tinh vi ở kiến lửa

Các nhà khoa học quan sát thấy một loài kiến lửa biết sử dụng cát để xây dựng cấu trúc hút nước đường từ nắp chai một cách hiệu quả.

Đăng ngày: 13/10/2020
Virus khảm đậu đũa:

Virus khảm đậu đũa: "vũ khí" hiệu nghiệm chống ung thư?

Jack Hoopes, một chuyên gia bức xạ thú y tại Đại học Dartmouth, đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp của mình để điều trị bệnh ung thư cho chó.

Đăng ngày: 11/10/2020
Phát hiện virus mới có khả năng lây từ động vật sang người

Phát hiện virus mới có khả năng lây từ động vật sang người

Virus mới có cấu trúc gene tương tự loại gây bệnh Rubella, tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao cho người.

Đăng ngày: 09/10/2020
Nghiên cứu mới cho thấy loài nho biết dùng lá bảo vệ quả

Nghiên cứu mới cho thấy loài nho biết dùng lá bảo vệ quả

Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện một loài nho thân thảo có thể sử dụng lá để bao bọc chùm quả trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 08/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News