Mỹ tạo thành công phôi thai loài lai cừu - người

Phôi thai lai giữa cừu và người giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến nuôi nội tạng người trong cơ thể động vật phục vụ cấy ghép.

Các nhà khoa học tuyên bố tạo thành công loài lai người - động vật thứ hai dựa trên một đột phá gây tranh cãi vào năm 2017, theo National Geographic. Dù các phôi thai cừu chứa 0,01% tế bào người không được phép phát triển quá 28 ngày tuổi, thành tựu này giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến mục tiêu nuôi cơ quan nội tạng người phục vụ cấy ghép y học.

Cách mỗi tiếng, 6 người Mỹ được thêm vào danh sách chờ cấy ghép nội tạng và mỗi ngày, 22 người trong danh sách qua đời. Tính riêng ở Mỹ, hơn 100.000 người cần ghép tim mỗi năm nhưng chỉ khoảng 2.000 người được hiến tặng.

Mỹ tạo thành công phôi thai loài lai cừu - người
Phôi thai lợn tiêm tế bào gốc người ở 4 tuần tuổi. (Ảnh: National Geographic).

Để đáp ứng nhu cầu, giới nghiên cứu đang nỗ lực mở rộng nguồn cung cấp nội tạng nhân tạo. Vài người thử in nội tạng 3D trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học khác phát triển nội tạng cơ học nhân tạo. Một số đang tạo ra vật lai giữa hai loài với hy vọng có thể nuôi nội tạng người trong cơ thể lợn hoặc cừu.

Để tạo ra loài lai, các nhà nghiên cứu tách tế bào gốc của một động vật. Tế bào gốc có thể phát triển thành bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Sau đó, họ tiêm tế bào gốc của một loài vào phôi thai của loài khác. Nếu ADN của phôi thai bị cắt để không phát triển thành một nội tạng cụ thể, tế bào tiêm vào sẽ là lựa chọn duy nhất để lấp đầy chỗ trống. Ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể nuôi gan người bên trong một con lợn sống.

Năm 2017, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp trên nuôi thành công tuyến tụy của chuột nhắt trong cơ thể chuột cống và chứng minh các ca cấy ghép sử dụng tuyến tụy này có thể giúp chữa bệnh tiểu đường ở chuột nhắt mắc bệnh. Không lâu sau, các nhà nghiên cứu ở viện Salk, California, Mỹ, tuyên bố họ có thể giữ cho những phôi thai lợn tiêm tế bào gốc người sống sót trong 28 ngày.

Các chuyên gia về tế bào gốc tán dương nghiên cứu người - lợn, nhưng nhấn mạnh tỷ lệ tế bào gốc người ở phôi thai lợn (khoảng 0,001%) quá thấp để cấy ghép nội tạng thành công. Tại cuộc họp thường niên năm 2018 của Hiệp hội Khoa học Cao cấp Mỹ diễn ra hôm 17/2 ở Austin, Texas, nhà nghiên cứu Pablo Ross đến từ Đại học California, Davis, tuyên bố ông và đồng nghiệp đã điều chỉnh quá trình và tăng tỷ lệ tế bào gốc ở phôi thai cừu lên 0,01%.

"Chúng tôi cho rằng tỷ lệ đó có thể vẫn chưa đủ để sản sinh nội tạng", Ross cho biết. Để cấy ghép nội tạng thành công, tế bào người phải chiếm khoảng 1% phôi thai. Để ngăn hệ miễn dịch đào thải, các nhà nghiên cứu cần tiến hành thêm nhiều bước để đảm bảo những virus động vật còn sót lại bị loại khỏi ADN của lợn hoặc cừu.

Theo Ross, nghiên cứu có thể được đẩy nhanh nếu có ngân sách cao hơn. Ross và đồng nghiệp thừa nhận bản chất gây tranh cãi của nghiên cứu nhưng nhấn mạnh họ đang tiến hành một cách cẩn trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News