Mỹ thử nghiệm thành công loại “keo dán” trong điều trị ung thư

Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được một phân tử protein lumican có thể kết dính hóa chất tiêu diệt tế bào vào mô ung thư, mở ra khả năng phát triển một liệu pháp điều trị ung thư có độc tính thấp.


Sử dụng lumican làm chất kết dính collagen (the collagen-binding lumican) thì có tới hơn 90% số chuột sống sót khi được tiêm cytokine - (Ảnh: MIT news).

Theo Science Translational Medicine, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã tìm được một phân tử có thể kết dính hóa chất tiêu diệt tế bào vào mô ung thư, mở ra khả năng phát triển một liệu pháp điều trị ung thư có độc tính thấp. Đặc biệt, phân tử protein này không cho phép các cytokine rời khỏi khối u vì loại protein giống khóa Velcro (the Velcro-like protein) có thể ngăn chặn các cytokine thoát ra sau khi chúng được tiêm vào khối u.

Các công trình nghiên cứu trước đây đã xác định được rằng các cytokine - các protein nhỏ được giải phóng bởi các tế bào miễn dịch để giao tiếp với nhau, có tiềm năng điều trị ung thư nếu kết hợp với các liệu pháp miễn dịch khác, nhưng chúng có độc tính cao đối với cả các mô khỏe mạnh.

Các bác sĩ chuyên khoa ung thư đã cố gắng tiêm trực tiếp cytokine vào khối u, nhưng các hợp chất đó chỉ trong vài phút đã rời khỏi khối u. Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã sàng lọc các protein khác nhau trong khối u. Họ tập trung chú ý tới collagen trong khối u rắn. Sau đó, họ gắn một protein liên kết collagen gọi là lumican vào các cytokine.

Trong thử nghiệm, 2 cytokine đã được đưa vào khối u của những con chuột bị ung thư ác tính. Ở dạng nguyên chất, việc đưa các cytokine vào đã dẫn đến cái chết của tất cả chuột, còn nếu kết hợp với liệu pháp miễn dịch thì chỉ cứu sống một số con. Nhưng khi sử dụng lumican làm chất kết dính collagen (the collagen-binding lumican) thì có tới hơn 90% số chuột sống sót.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đăng ngày: 28/07/2020
Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá

Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.

Đăng ngày: 25/11/2019
Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Đăng ngày: 19/09/2019
Những hiểu nhầm về ung thư: Từ

Những hiểu nhầm về ung thư: Từ "hóa chất" trong thực phẩm đến wifi

Có những điều chỉ là cường điệu về nguy cơ dẫn tới ung thư trong cuộc sống – nhưng lại ngày càng trở nên phổ biến. Đâu là sự thật và sự hư cấu?

Đăng ngày: 10/09/2019
Nghiên cứu mới: Phát hiện tế bào ung thư

Nghiên cứu mới: Phát hiện tế bào ung thư "bất tử" nhờ vitamin C

Ngày 19/6, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Concepción của Chile thông báo phát hiện các tế bào ung thư tự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và trở nên “bất tử” nhờ hấp thụ vitamin C.

Đăng ngày: 21/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News