Mỹ tiết lộ kế hoạch tái chinh phục Mặt Trăng
Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã kêu gọi các đối tác tư nhân tham gia hợp tác phát triển các sứ mệnh trở lại Mặt Trăng với chi phí thấp.
>>> Công ty tư nhân Mỹ đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng
NASA hy vọng chương trình được xây dựng dựa trên các tên lửa đẩy tư nhân một ngày nào đó sẽ biến tham vọng khai thác mỏ trên Mặt Trăng trở thành hiện thực. Cơ quan này cũng hy vọng sẽ tạo ra các căn cứ trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất như một trạm trung chuyển cho các sứ mệnh đưa phi hành gia tới hành tinh khác.
“Bằng việc xúc tiến hợp tác với các đối tác trong ngành công nghiệp vũ trụ thương mại Mỹ để phát triển tàu vũ trụ và tên lửa đẩy mới, có khả năng vận chuyển hàng hóa cũng như phi hành gia lên quỹ đạo thấp của Trái đất, NASA đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy khả năng vận chuyển hàng hóa thương mại lên Mặt Trăng”, NASA cho biết.
Các sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của NASA đã kêu gọi đầu tư từ lĩnh vực tư nhân ở Mỹ. NASA cho biết họ sẽ cho phép các công ty tự nhân tiếp cận các chuyên gia, các cơ sở thử nghiệm, mượn thiết bị hay phần mềm để phát triển bị hạ cánh và thử nghiệm.
Mô hình tàu vũ trụ trong kế hoạch trở lại Mặt Trăng của NASA. (Ảnh: universetoday.com)
“Vì NASA theo đuổi một kế hoạch tham vọng đưa con người khám phá thiên thạch và sao Hỏa, ngành công nghiệp Mỹ sẽ tạo ra các cơ hội cho NASA cải tiến công nghệ khám phá Mặt Trăng”, Greg Williams, quan chức cao cấp của NASA, cho biết. “Nguồn đầu tư chiến lược từ các đối tác thương mại đã mang lại thành công trong việc vận chuyển hàng hóa lên Trạm không gian quốc tế (ISS)".
Một nhóm sinh viên thuộc trường đại học bang Pennsylvania đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng để đưa người thứ tư trong lịch sử lên Mặt Trăng. Họ hy vọng dự án này thậm chí còn tốt hơn các dự án trước đây. Nếu có đủ kinh phí, họ hy vọng sẽ phóng tàu thăm dò mặt trăng tư nhân đầu tiên vào năm 2015.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
