Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực

Sau nhật thực tuyệt đẹp cuối cùng của thế kỷ xảy ra cuối tháng 12/2019, người Việt Nam lại có cơ hội chiêm ngưỡng 4 lần mặt trăng và mặt trời biến ảo kỳ diệu.

Rạng sáng 11/1 theo giờ Việt Nam, khi mặt trăng của ngày 17 âm lịch vẫn còn khá tròn, một chiếc bóng mờ sẽ che phủ phần lớn vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất. Nguyệt thực bắt đầu lúc 0 giờ 7 phút, đạt đỉnh lúc 2 giờ 10 phút và kết thúc lúc 4 giờ 12 phút. Đây là dạng "nguyệt thực nửa tối", khá khó quan sát.

Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực
Bản đồ của Time and Date cho thấy Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nguyệt thực (tô hồng) - (ảnh: TIME AND DATE).

Nguyệt thực vốn có 2 dạng chủ yếu. Một là nguyệt thực dạng "trăng máu", khi đó mặt trời, trái đất và mặt trăng hầu như thẳng hàng, mặt trăng hoàn toàn lọt vào vùng tối đen của trái đất và chuyển sang màu đỏ. Hai là "nguyệt thực nửa tối", tức mặt trăng chỉ lọt vào phần rìa của bóng trái đất, vốn chỉ tối một nửa; người quan sát chỉ thấy mặt trăng như bị một chiếc bóng mờ phủ qua, nó thường mang màu xám hoặc thi thoảng có màu cam nhạt. Cả 2 dạng đều có thể là nguyệt thực toàn phần hoặc bán phần.

Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực
Ảnh đồ họa giúp phân biệt nguyệt thực kiểu "trăng máu" - là khi mặt trăng nằm trong phần bóng đen đặc (tô màu nâu đỏ) của trái đất; còn nguyệt thực nửa tối xảy ra khi mặt trăng nằm trong vùng tối một nửa (tô màu xanh) - (ảnh: F.Espenak).

Lần nguyệt thực thứ 2 cũng là nguyệt thực nửa tối, sẽ bắt đầu vào 0 giờ 45 phút ngày 6-6. Khi đạt đỉnh lúc 2 giờ 24 phút, nó sẽ che phủ khoảng gần 60% mặt trăng. 4 giờ 4 phút sáng, nguyệt thực kết thúc.

Cũng trong tháng 6, một cảnh tượng nhật thực một phần – mặt trăng ăn mặt trời - sẽ diễn ra vào trưa 21/6. Nhật thực bắt đầu lúc 13 giờ 37 phút, đạt đỉnh lúc 15 giờ 5 phút với độ che phủ khoảng 48%, sau đó kết thúc vào 16 giờ 18 phút.Cho dù mặt trời bị "ăn" một phần, nó vẫn đủ sáng để làm hỏng mắt bạn. Do đó bạn cần một chiếc kính chuyên dụng khi quan sát nhật thực.

Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực
Nhật thực nhìn từ vệ tinh - (ảnh: NASA).

Ở một số quốc gia chếch về phía Bắc so với Việt Nam, người dân có thể quan sát nhật thực toàn phần hình khuyên. Tuy nhiên do vị trí địa lý nên từ nước ta chỉ có thể thấy nhật thực bán phần.

Lần cuối cùng mặt trăng "biến hình" trong năm 2020 là hoàng hôn ngày 30-11. Đây cũng là một nguyệt thực nửa tối, bắt đầu lúc 17 giờ 28 phút chiều, đạt đỉnh lúc 17 giờ 30 phút chiều và kết thúc lúc 18 giờ 53 phút. Lúc đạt đỉnh, chiếc bóng đen mờ "ăn" mất khoảng hơn 60% mặt trăng.

Để chiêm ngưỡng mặt trăng, mặt trời biến ảo lần nữa, bạn sẽ phải đợi đến tận cuối tháng 5-2021, nhưng đó sẽ là một lần nguyệt thực toàn phần – "trăng máu" cực đẹp, diễn ra lúc hoàng hôn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "hành tinh khí" to gấp 464 lần Trái đất

Thợ săn thế giới ngoài hành tinh TESS của NASA tiếp tục phát hiện 2 hành tinh khổng lồ, nơi 1 năm chỉ dài từ 1,64 đến 3,7 ngày Trái đất.

Đăng ngày: 02/01/2020
Phát hiện thiên hà xoắn ốc sáng rực như pháo hoa trong vũ trụ

Phát hiện thiên hà xoắn ốc sáng rực như pháo hoa trong vũ trụ

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 31/12/2019 chia sẻ ảnh chụp hé lộ cấu tạo và ánh sáng rực rỡ của thiên hà xoắn ốc NGC 4258.

Đăng ngày: 02/01/2020
Siêu Trái đất nóng hơn 1800 độ xuất hiện cạnh

Siêu Trái đất nóng hơn 1800 độ xuất hiện cạnh "bản sao Mặt trời"

Một Hệ Mặt trời khác với trung tâm là một ngôi sao giống mặt trời và 2 hành tinh (một là siêu trái đất, một là bản sao của Sao Hải Vương) đã được thợ săn hành tinh của NASA tìm thấy.

Đăng ngày: 01/01/2020
NASA hé lộ hình ảnh đám mây khổng lồ

NASA hé lộ hình ảnh đám mây khổng lồ "đang cháy" trong không gian

Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA đã chụp được khoảnh khắc rực lửa của khối khí và bụi khổng lồ trải dài hơn 500 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 30/12/2019
NASA xác lập một kỷ lục liên quan đến nữ phi hành gia: Lịch sử từ nay sẽ gọi tên Christina Koch

NASA xác lập một kỷ lục liên quan đến nữ phi hành gia: Lịch sử từ nay sẽ gọi tên Christina Koch

Một kỷ lục có ý nghĩa và đầy tự hào với Christina Koch - nữ phi hành gia có chuyến du hành đơn dài nhất lịch sử.

Đăng ngày: 30/12/2019
Từ trường bao quanh thiên hà rộng 80.000 năm ánh sáng

Từ trường bao quanh thiên hà rộng 80.000 năm ánh sáng

Ảnh chụp của kính viễn vọng hé lộ các luồng từ trường ở trên và dưới NGC 4631, thiên hà cách Trái Đất 25 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 30/12/2019
Phát hiện hành tinh giống Trái đất nằm rất gần chúng ta

Phát hiện hành tinh giống Trái đất nằm rất gần chúng ta

Theo Science Alert, đây là hành tinh phù hợp để nghiên cứu về sự sống trong dải Ngân hà, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hành tinh nằm rải rác trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 29/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News