Nam Cực hứng chịu 32.000 trận động đất trong ba tháng
Nghiên cứu mới cho thấy lục địa xa xôi nhất về phía nam của Trái đất đang trải qua sự gia tăng đột biến trong hoạt động địa chấn.
Hơn 32.000 trận động đất lớn nhỏ đã làm rung chuyển Nam Cực kể từ cuối tháng 8 năm nay, theo một báo cáo mới của Trung tâm Địa chấn Quốc gia (NSC) thuộc Đại học Chile. Các nhà nghiên cứu cho biết phần lớn rung chấn tập trung tại eo biển Bransfield, một kênh đại dương rộng 96km giữa quần đảo Nam Shetland và bán đảo Nam Cực.
Một tảng băng trôi trên eo biển Bransfield. (Ảnh: David M Byrne).
Khu vực này nằm gần nơi gặp nhau của một số mảng và "vi mảng" kiến tạo, dẫn đến hoạt động địa chấn thường xuyên, nhưng tần suất trong ba tháng qua là nhiều bất thường, đặc biệt là trong tháng 9 với hơn 1.000 trận động đất mỗi ngày.
Nhóm nghiên cứu cho biết các đợt rung chuyển đã trở nên thường xuyên đến nỗi eo biển Bransfield - từng tăng chiều rộng với tốc độ chỉ 7 đến 8 mm mỗi năm - giờ đây lại mở rộng thêm 15 cm mỗi năm.
"Đó là mức tăng gấp 20 lần. Điều này cho thấy quần đảo Shetland đang tách ra khỏi bán đảo Nam Cực một cách nhanh chóng hơn", Giám đốc NSC Sergio Barrientos nhấn mạnh.
Bán đảo Nam Cực hiện cũng là một trong những nơi ấm lên nhanh nhất trên Trái đất. Các nhà khoa học vẫn đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của các sông băng và tảng băng trôi, nhưng không rõ sự gia tăng hoạt động địa chấn bất thường này có ảnh hưởng như thế nào đến băng trong khu vực.

Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện "đại thảm họa"
Các nhà khoa học đang chuẩn bị cho một sứ mệnh khẩn cấp khi tảng băng trôi lớn nhất thế giới chuẩn bị va chạm trực tiếp với đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương trong vài ngày tới.

Mực nước biển đang tăng giảm bất thường
“Mực nước biển đang tăng lên ở một số nơi, nhưng ở khu vực khác lại đang giảm xuống”, Jacky Austerman, trợ lý giáo sư về Trái đất và khoa học môi trường cho biết.

Những hòn đảo kỳ lạ có côn trùng không biết bay
Mặc dù phần lớn các loài côn trùng trên thế giới biết bay, nhưng một bộ phận thiểu số đã " từ bỏ" khả năng này. Đó chính là tình trạng xảy ra trên những hòn đảo nhỏ nằm giữa Nam Cực và Úc.

Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích
Trong thập niên qua, các nhà khoa học lại nhận thấy hiện tượng gây băn khoăn là nhiều đảo “bành trướng” về diện tích trước hiện tượng nước biển dâng.

Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ
Các nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã tạo ra một phương pháp có tiềm năng giảm phát thải khí carbonic (CO2) từ các nhà máy và cắt bớt chi phí sản xuất hóa chất.

Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!
Khi có tin tức về một cơn bão chuẩn bị đổ bộ, bạn sẽ được nghe rất nhiều về nước biển dâng cao hơn so với thông thường (Storm Surge).
