Nam Cực suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng khi nước biển nóng lên
Chỉ cần nước biển ở khu vực Nam Cực tăng lên 1 đến 2 độ C thì sự đa dạng sinh học của vùng biển này sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, theo một nghiên cứu được công bố ngày 1/9.
Các nhà khoa học từ chương trình Khám phá Nam cực của Anh và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Smithsonian đã thực hiện thử nghiệm bằng cách đặt các tấm sưởi ở đáy biển trong khu vực Nam Cực để đo lường mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các loài sinh vật biển địa phương.
Dù chỉ làm ấm nước trên bề mặt nhưng sự gia tăng nhiệt độ này đã gây ra "những tác động to lớn với đa dạng sinh học", các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu kết luận.
Sự gia tăng nhiệt độ này đã gây ra "những tác động to lớn với đa dạng sinh học".
Nhà sinh vật học biển Jonny Stark nói với Tân Hoa Xã rằng kết quả nghiên cứu "rất đáng ngạc nhiên". Trong quá trình quan sát kéo dài tới 9 tháng, nghiên cứu này cho thấy sự tác động của biến đổi khí hậu có thể lớn như thế nào đối với một số vùng biển trên thế giới.
Ví dụ, tại Úc nhiệt độ nước biển thường xuyên thay đổi từ 10 đến 20 độ C trong một năm khiến các sinh vật ở đây thích nghi tốt với sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng tại Nam Cực nhiệt độ của nước biển ở đây gần như không thay đổi.
"Đó chắc chắn là một mối quan tâm, tôi không nghĩ rằng có ai muốn chỉ cần thay đổi vài độ là môi trường lại thay đổi mạnh như thế", ông Stark cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy số loài sinh vật sẽ biến mất vì thay đổi môi trường sống, nhưng một số loài đặc biệt lại phát triển, sinh sôi mãnh liệt. Hai loại sâu biển có tên khoa học là Romanchella perrieri và Fenestrulina rugula đã gia tăng số lượng cá thể lên tới 70% trong khu vực các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?
