Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế

Những ngày gần đây, ở phường Thủy Biều (tỉnh Thừa Thiên-Huế) xuất hiện một loài nấm lạ, có kích thước lớn khác thường.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Một loại nấm lạ đột nhiên mọc lên vô số trong khu vườn thanh trà của nhà ông Đặng Mau (ở thôn Lương Quán, phường Thủy Biều, tỉnh Thừa Thiên-Huế) khiến người dân quanh đây xôn xao.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Theo như ông Mau thì loại nấm lạ này trước đây 3 năm cũng đã từng mọc lên như vậy trong khu vườn nhà ông. Nó thường mọc gần, bên cạnh những cây thanh trà và làm những cây thanh trà của nhà ông bị thối, hỏng.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Ông cũng cho biết, loại nấm này thường mọc lên sau con mưa. Nó sinh trưởng rất nhanh chóng, chỉ sau vài ngày, những cây nấm khác lạ này đã mọc đầy khắp khu vườn và lan cả sang khu vườn nhà hàng xóm.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Những cây nấm này có màu nâu xám hoặc vàng nhạt, kích thước khổng lồ so với những loại nấm thông thường. Mỗi cây nấm này cao khoảng 20cm và tai nấm có đường kính khoảng từ 10 - 30cm.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Không chỉ có hình thù kỳ dị, mà tuổi đời của loại nấm này cũng rất ngắn ngày. Nó chỉ mọc lên và sống sót từ 3 - 5 ngày là bị thối rữa và chết.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Sau khi những cây nấm này chết thì phần rễ của những cây thành trà cạnh đó cũng bị bệnh, xuất hiện khối u và phải chặt bỏ.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Để diệt bỏ loại nấm này, ông Mau từng phải dùng vôi rải lên những cây nấm để chúng chết, rồi sau đó đào hết gốc lên vứt đi. Nhiều hộ dân lân cận cũng phải làm như vậy.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Theo PGS.TS Ngô Anh, chuyên gia nghiên cứu về nấm sinh học, tại Đại học Khoa học Huế (Đại học Huế), nấm khổng lồ mọc lên sau cơn mưa ở Huế, có kích thước to khác thường có thể là nấm thuộc chi Boletus.

Nấm khổng lồ xuất hiện hàng loạt ở Huế
Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, ông Hoàng Thăng Long cho hay trước giờ ông chưa từng nhìn thấy loại nấm nào lạ và to như vậy. Hiện chính quyền địa phương cũng như các nhà chuyên gia vẫn đang nghiên cứu, tìm hiểu để xác định xem loại nấm này có ăn được hay không và có phải là loại nấm quý không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News