Nấm ký sinh làm bụng ve sầu nổ tung để phát tán bào tử

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ hé lộ mối quan hệ đáng sợ giữa một loài nấm ký sinh và vật chủ của nó là ve sầu.

Các nhà khoa học ở Đại học Connecticut, Mỹ, tìm hiểu chi tiết cách nấm Massospora cicadina lây nhiễm trên nhiều con ve sầu, trước khi thao túng hành vi của chúng và làm bụng chúng phát nổ, khiến ve sầu bị khống chế giao phối dù mất cơ quan sinh dục, theo Science Alert. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports hôm 22/1/2018.

Nấm ký sinh làm bụng ve sầu nổ tung để phát tán bào tử
Bào tử nấm màu trắng trên xác ve sầu bị nổ bụng. (Ảnh: Science Alert).

Nấm M. cicadina trở nên nổi tiếng vì xâm chiếm khoang bụng của ve sầu và làm nổ bụng vật chủ để phân tán bào tử. Kết quả là ve sầu bị mất gần một nửa cơ thể từ thắt lưng trở xuống. Bản mô tả khoa học đầu tiên về loài nấm này được xuất bản năm 1879. "Đó là một câu chuyện thú vị đối với chúng tôi, nhưng không mấy vui vẻ với ve sầu", trưởng nhóm nghiên cứu John Cooley cho biết.

Khi kén ve sầu chuẩn bị nhô lên sau khi trải qua 17 năm để trưởng thành dưới lòng đất, những bào tử ngủ yên dính vào lớp vỏ ngoài của ve sầu bị đánh thức bởi các hợp chất trên cơ thể vật chủ, báo hiệu đã đến lúc lây nhiễm và sinh sôi. Khoảng 2-5% ve sầu ở Mỹ bị lây nhiễm trong nhiễm nấm giai đoạn thứ nhất, nhưng mục đích của nấm M. cicadina không chỉ là lan rộng.

Nấm M. cicadina cũng cư trú trong bụng ve sầu, ảnh hưởng đến cả con đực và con cái. Nhưng con đực bắt đầu hành động lạ từ khá sớm. Ngoài hành vi giao phối thông thường, chúng đập cánh theo cách giống con cái. Nhờ đó, chúng có thể truyền nấm qua đường tình dục. Con cái nhiễm ký sinh cũng truyền nấm cho con đực chưa nhiễm nấm muốn giao phối với chúng.

Bào tử dần lấp đầy bụng của ve sầu nhiễm nấm cho tới khi căng cứng và nổ tung. Kết quả là cơ quan sinh dục của ve sầu mất đi nhưng chúng vẫn cảm thấy thôi thúc muốn giao phối. Ve sầu bị lây nhiễm từ đồng loại được gọi là nhiễm nấm giai đoạn thứ hai và chúng cũng tuân theo chu kỳ truyền nhiễm tương tự.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Những cây gỗ đỏ cổ xưa cao nhất thế giới

Những cây gỗ đỏ cổ xưa cao nhất thế giới

Nằm ở California, Mỹ, những cây bách hồng sam cổ xưa mang trong mình lịch sử đáng kinh ngạc và vẻ đẹp ngoạn mục, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 27/02/2018
Chiêm ngưỡng cây anh đào được chính phủ Nhật xếp vào hàng báu vật quốc gia

Chiêm ngưỡng cây anh đào được chính phủ Nhật xếp vào hàng báu vật quốc gia

Nhắc đến Nhật Bản, người ta nghĩ về hai thứ. Đầu tiên là sushi, và thứ hai là sakura - hay hoa anh đào.

Đăng ngày: 23/02/2018
7 loài cây có khả năng đặc biệt giống con người

7 loài cây có khả năng đặc biệt giống con người

Trong thế giới thực vật tồn tại một số loài cây mang khả năng, tính chất đặc biệt giống con người: cây biết xấu hổ, biết chảy máu hay tự vệ trước kẻ thù...

Đăng ngày: 22/02/2018
Hiện tượng lạ: Cây cổ thụ biết trào nước xối xả như… vòi phun

Hiện tượng lạ: Cây cổ thụ biết trào nước xối xả như… vòi phun

Dòng nước xối xả như vòi phun trào từ thân cây xuống dưới thu hút nhiều du khách hiếu kỳ. Theo người dân địa phương, hiện tượng lạ này đã xảy ra trong vài chục năm trở lại đây.

Đăng ngày: 20/02/2018
Chú bọ ngựa đặc biệt nhất thế giới, có khả năng mở ra tương lai cho toàn nhân loại

Chú bọ ngựa đặc biệt nhất thế giới, có khả năng mở ra tương lai cho toàn nhân loại

Tạo hóa đã ban tặng cho con người một cặp mắt rất ổn, cho phép chúng ta cảm nhận được khoảng cách đến các vật thể mà ta nhìn thấy. Hay nói cách khác, đó là khả năng cảm nhận chiều sâu.

Đăng ngày: 13/02/2018
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Tết đã đến thật gần rồi, người người nhà nhà đang tranh thủ để sắm cho mình ít hoa cây cảnh để trang hoàng không gian gia đình.

Đăng ngày: 12/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News