Nấm "thây ma" có thể tiến hóa để kiểm soát con người?

Trong số 5 triệu loài nấm trên thế giới, có rất nhiều loài có thể gây nguy hiểm cho con người, trong đó có nấm "thây ma".

Nấm "thây ma" là gì?

Đó là cách gọi loài nấm thuộc chi CordCordy. Có hàng trăm loài nấm trong chi Cordyceps, mỗi loại lây nhiễm trên một loài côn trùng khác nhau, bao gồm ấu trùng, bướm, kiến, chuồn chuồn, gián, rệp, ong hay bọ cánh cứng.

Bào tử nấm "thây ma" nhiễm và nảy mầm bên trong cơ thể và chiếm quyền điều khiển nhận thức của vật chủ. Khi vật chủ không còn kiểm soát được cơ thể của mình, chúng bò ra khỏi tổ, treo mình trên chiếc lá một cách nguy hiểm và chờ chết. Khi đó, những sợi nấm sẽ đâm xuyên qua cơ thể vật chủ và phát tán bào tử nấm vào không khí.

Trong số 600 loài nấm "thây ma" trong chi CordCordy, chỉ có khoảng 35 loài có thể kiểm soát được bộ não của vật chủ. Chẳng hạn như nấm Ophiocordyceps mononis, lây nhiễm cho kiến.

Các dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng nấm này là vật chủ sẽ có hành vi thất thường và bất thường. Các nhà khoa học cho rằng ký sinh trùng chiếm quyền kiểm soát vật lý đối với vật chủ của nó bằng cách phát triển các tế bào nấm xung quanh não, chiếm quyền điều khiển hệ thần kinh của côn trùng để kiểm soát cơ bắp của nó.

Nấm thây ma có thể tiến hóa để kiểm soát con người?
Nấm "thây ma" lây nhiễm và nảy mầm bên trong cơ thể vật chủ, sau đó sẽ chiếm quyền điều khiển nhận thức của loài đó - (Ảnh: STEEMIT)

Nhà di truyền học Ivan Will, chuyên gia về nấm tại Đại học Central Florida (Mỹ), cho biết nấm "thây ma" đã giải phóng một chất hóa học để thay đổi DNA của vật chủ, nhưng chính xác nó thực hiện điều này như thế nào thì thực khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng.

Nhưng đó là một quá trình lâu dài. Rõ ràng là loài nấm này đã ký sinh trong vật chủ và tiến hóa theo thời gian từ rất lâu, ít nhất 45 triệu năm trước.

Con người có nguy cơ bị nhiễm nấm "thây ma" không?

Câu trả lời là "không rõ ràng". Giải thích về vấn đề này, João Araújo, một chuyên gia về nấm ký sinh tại Vườn bách thảo New York, cho biết: "Để loài nấm này di chuyển sang bất kỳ loài động vật máu nóng nào sẽ cần một quá trình tiến hóa lâu dài. Nếu nấm thực sự muốn lây nhiễm sang động vật có vú thì nó sẽ cần hàng triệu năm biến đổi gene".

Mỗi loài nấm tạo "thây ma" đều tiến hóa để phù hợp với một loài côn trùng cụ thể, vì vậy các loài nấm độc nhất cũng sẽ ít ảnh hưởng đến sinh vật không phải loài mà chúng tiến hóa để lây nhiễm. Ví dụ, một loại nấm "thây ma" tiến hóa để lây nhiễm cho một loài kiến ở Thái Lan không thể lây nhiễm cho một loài kiến khác ở Mỹ.

Nếu việc nhảy từ một loài kiến này sang loài kiến khác đã khó, thì việc nhảy loài từ động vật sang người lại càng khó hơn.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, "khó không có nghĩa là không có nguy cơ". Mọi sinh vật trên thế giới này đều đang tiến hóa mỗi ngày, và chúng cũng có thể nhảy loài, biến đổi về "chất" khi đạt đến một "lượng" nào đó.

Ngay cả khi không có mối đe dọa từ nấm "thây ma" ký sinh thì vẫn có rất nhiều loại nấm khác đáng sợ hơn với con người.

Nhiệt độ có thể là một yếu tố quyết định việc lây nhiễm này.

Ước tính có hàng triệu loài nấm tồn tại trên thế giới và vài trăm loài được biết là nguy hiểm đối với con người. Một điều đã bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm nấm nghiêm trọng là cơ thể ấm áp của chính chúng ta. Ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, cơ thể con người quá nóng để hầu hết các loài nấm lây lan bệnh nhiễm trùng.

Nhưng một trong những lý do khiến chúng ta bị nấm da là chúng có thể chui vào giữa các nếp gấp của da. Đó là những nơi ẩm ướt, tối tăm, mát hơn nhiệt độ chung của cơ thể nên nấm có thể sinh sôi nảy nở.

Khi Trái đất nóng lên, sự thay đổi giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể sẽ không còn quá lớn. Điều đó sẽ giúp các loài nấm đã tiến hóa dễ dàng chịu được nhiệt độ nóng hơn ngoài trời cũng có thể tồn tại bên trong cơ thể con người.

Có một loài nấm có khả năng lây nhiễm cho người mà các nhà khoa học cho rằng có thể do nhiệt độ ấm lên, được gọi là Candida auris. Loài nấm này thậm chí còn chưa được khoa học biết đến cho đến năm 2007. Nhưng vào năm 2011 và 2012, nó bất ngờ được tìm thấy ở ba lục địa khác nhau và nhanh chóng trở thành mối quan tâm lớn.

Khi xâm nhập vào máu, nấm Candida auris sẽ biểu hiện các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối với những người có hệ thống miễn dịch kém sẽ gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm liệu có thể thay thế

Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm liệu có thể thay thế "thịt thật" trong tương lai?

Thịt nhân tạo có chất lượng không kém gì thịt bò thật, nhưng vì sao vẫn khó để loại thịt này được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường?

Đăng ngày: 07/02/2023
Ngắm 3 cây hoa tuyết cực hiếm đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc

Ngắm 3 cây hoa tuyết cực hiếm đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc

Cây hoa lưu tô hay lưu tô thụ có tên khoa học là Chionanthus retusus, là một giống cây thuộc họ ô liu (Oleaceae), chi Chionanthus (" chion" có nghĩa là tuyết, "anthus" là hoa).

Đăng ngày: 06/02/2023
Mặt trái của

Mặt trái của "thần dược" ngành trồng trọt

Phân bón hóa học được giới nông dân xem như " thần dược" cho ngành trồng trọt từ giữa thế kỷ 19 vì nó giúp tăng năng suất và sản lượng của cây trồng.

Đăng ngày: 03/02/2023
Tìm ra siêu cây lương thực có khả năng chịu mặn trên sa mạc

Tìm ra siêu cây lương thực có khả năng chịu mặn trên sa mạc

Các loại cây này có thể phát triển tốt trên sa mạc của Dubai và vùng nước biển mặn.

Đăng ngày: 31/01/2023
Loại rau quen thuộc giờ bổ dưỡng miễn chê mà ngày xưa nhuốm màu

Loại rau quen thuộc giờ bổ dưỡng miễn chê mà ngày xưa nhuốm màu "tang tóc"

Cần tây là một loại hoa được sử dụng trong các buổi lễ tang tại các vùng Đông Âu và Tây Âu từ hàng ngàn năm trước. Đó là sự thật không phải ai cũng rõ về loại rau quen thuộc nghe tên là biết liền này.

Đăng ngày: 30/01/2023
Những cành đào mới lạ đang

Những cành đào mới lạ đang "sốt" chợ Tết năm nay

Bên cạnh đào phai, đào bích, trên thị trường năm nay còn rộ lên đào chuông Yên Tử, đào hoa vàng... với màu sắc và kiểu dáng lạ mắt được nhiều khách hàng săn lùng về chơi Tết.

Đăng ngày: 18/01/2023
Cảnh tưởng bọ ngựa ăn ngấu nghiến chim ruồi “xấu số” gây choáng váng

Cảnh tưởng bọ ngựa ăn ngấu nghiến chim ruồi “xấu số” gây choáng váng

Con chim ruồi xấu số đã bị con bọ ngựa với vẻ ngoài ngây thơ, lừa tình nhai ngấu nghiến khiến ai chứng kiến cũng phải giật mình thảng thốt.

Đăng ngày: 17/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News