Quốc gia đầu tiên công nhận chất gây ảo giác là thuốc chữa bệnh

Úc trở thành đất nước đầu tiên công nhận các chất gây ảo giác MDMA and psilocybin sẽ được dùng để điều trị bệnh tâm thần trong một số trường hợp đặc biệt.

Cơ quan Dược phẩm Trị liệu Australia (TGA) đã phê duyệt MDMA (thuốc lắc) và psilocybin, hoạt chất gây ảo giác có trong nấm thức thần, sẽ được coi là thuốc loại 8 - có nghĩa là nó được sử dụng hạn chế, chỉ được dùng khi bác sĩ tâm thần kê đơn.

Quốc gia đầu tiên công nhận chất gây ảo giác là thuốc chữa bệnh
Nấm thức thần (magic mushroom) có chứa các hoạt chất gây ảo giác MDMA và psilocybin.

Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ tháng 7, sau khi TGA thừa nhận không có nhiều lựa chọn cho bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần kháng trị, Sydney Morning Herald đưa tin ngày 3/3.

Điều này cho phép sử dụng chất MDMA để điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), và psilocybin được dùng cho bệnh trầm cảm kháng trị. Các chất này vẫn bị cấm sử dụng cho mục đích khác.

TGA tuyên bố chỉ các bác sĩ tâm thần, với trình độ chuyên môn để chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, mới được kê đơn dùng những chất trên. Các bác sĩ trước đó cũng phải được TGA đánh giá và phê duyệt.

Tuy nhiên, TGA chưa phê duyệt bất kỳ sản phẩm nào có chứa MDMA hay psilocybin. Điều này có nghĩa các bác sĩ phải dùng những loại thuốc chưa được phê duyệt cho các trường hợp cụ thể theo luật pháp.

MDMA, được phát triển vào năm 1912, và dần được sử dụng trong các buổi trị liệu tại Mỹ. Nó bị cấm theo luật hình sự ở Australia vào năm 1987, theo Guardian.

Stephen Bright, giám đốc của tổ chức từ thiện Nghiên cứu Ảo giác về Khoa học và Y học, cho biết động thái này biến Australia thành quốc gia đầu tiên công nhận ảo giác là một loại thuốc chữa bệnh.

Song, ông cho rằng các chỉ dẫn của TGA vẫn còn sơ sài. “Không có sản phẩm có sẵn, và ngoài tôi cùng một số đồng nghiệp, không nhiều người được đào tạo cho việc này”.

Trong khi đó, giáo sư Susan Rossell, nhà thần kinh học nhận thức, tỏ ra thận trọng với quyết định này.

"Những liệu pháp điều trị này chưa được đánh giá đủ tốt để triển khai trên diện rộng. Chúng ta không có dữ liệu về kết quả lâu dài, do đó nó làm tôi lo lắng", bà nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch người

Lần đầu tiên tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch người

Các nhà nghiên cứu ở Anh lần đầu tiên phát hiện ra hạt vi nhựa tồn tại trong mô tĩnh mạch người, nâng cao cảnh báo nguy hiểm của rác thải nhựa đối với sức khỏe.

Đăng ngày: 06/02/2023
Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Viêm phế quản (Bronchitis) là một bệnh lý địa phương của ống phế quản và có thể kèm theo các triệu chứng như viêm, sưng tấy, ho dai dẳng, và đờm.

Đăng ngày: 04/02/2023
Bánh chưng để ở đâu trong tủ lạnh là tốt nhất?

Bánh chưng để ở đâu trong tủ lạnh là tốt nhất?

Chưa có bằng chứng chắc chắn rằng bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh có thể gây bệnh ung thư.

Đăng ngày: 04/02/2023
Cách ăn mì gói đủ chất, không hại sức khỏe

Cách ăn mì gói đủ chất, không hại sức khỏe

Mì ăn liền là món ăn quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Tuy nó rất tiện lợi và ngon miệng, nhiều người lại cho rằng chúng không tốt cho sức khỏe, gây thừa cân, béo phì.

Đăng ngày: 03/02/2023
Đột phá mới: Biến chất nhầy ốc sên thành

Đột phá mới: Biến chất nhầy ốc sên thành "keo dính" vết thương

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một chất kết dính sinh học từ chất nhầy ốc sên để chữa lành vết thương hở và loét mãn tính.

Đăng ngày: 02/02/2023
Những người sống thọ thường có chung 1 thói quen “miễn phí” khi ăn

Những người sống thọ thường có chung 1 thói quen “miễn phí” khi ăn

Theo các chuyên gia, thói quen giúp trường thọ này rất quen thuộc và dễ làm nhưng nhiều người lại không biết.

Đăng ngày: 02/02/2023
Nghiên cứu mới chỉ ra điều đáng lo ngại ở thực phẩm siêu chế biến

Nghiên cứu mới chỉ ra điều đáng lo ngại ở thực phẩm siêu chế biến

Những thực phẩm siêu chế biến như đồ uống, đồ ăn sẵn... có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Đăng ngày: 02/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News