Nạn hoang phí nước đe dọa châu Á
Châu Á sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực cực kỳ nghiêm trọng, như dự báo của Liên Hiệp Quốc. Giải pháp duy nhất là chính quyền các quốc gia khu vực phải đầu tư hàng trăm tỉ USD để cải thiện hệ thống thủy lợi phục vụ mùa màng.
Báo cáo của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc và Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) cho biết Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và các nước châu Á khác từng tránh được nạn đói trong các thập niên 1970-1980 nhờ xây dựng các hệ thống thủy lợi khổng lồ do nhà nước quản lý và sử dụng các loại hạt giống, phân bón tốt. Tuy nhiên vào năm 2050, châu Á sẽ phải gánh thêm 1,5 tỉ người nữa, khiến nhu cầu lương thực của khu vực tăng lên gấp đôi. Trong khi đó, diện tích đất trồng trọt lại đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, khí hậu ngày càng trở nên bất ổn do hiện tượng Trái đất ấm dần lên, nguồn nước bị khai thác quá mức.
![]() |
Nông dân sử dụng máy bơm điện ở một làng quê Ấn Độ (Ảnh: AP) |
Báo cáo khẳng định trong điều kiện đó, giải pháp duy nhất mang tính khả thi để đảm bảo nguồn lương thực cho người dân châu Á là tăng cường hiệu quả quản lý các nguồn nước hiện tại. “Các hệ thống thủy lợi hiện tại đều 50-70 tuổi. Chúng đã xuống cấp rất nhiều, dẫn đến tình trạng thất thoát nước. Chúng tôi kêu gọi các nước khẩn cấp xây dựng hệ thống thủy lợi mới, nếu không các cuộc khủng hoảng lương thực giống như năm 2007 sẽ liên tiếp xảy ra” - ông Colin Chartres, giám đốc IWMI, nhận định.
Báo cáo cho biết trong nhiều năm qua, nông dân châu Á thường phải tự lo công việc thủy lợi. Hàng chục triệu nông dân tự bỏ tiền mua máy bơm giá rẻ, hút nước từ những tầng nước ngầm nông ở bất cứ đâu. Chính quyền không thể quản lý hoạt động này, hậu quả là nguồn nước bị khai thác quá mức. Ông Chartres cảnh báo: “Xu hướng này sẽ ngày càng phổ biến, đẩy cuộc sống của người nông dân rơi vào khó khăn chồng chất”.
Hơn nữa, theo báo cáo, khủng hoảng lương thực sẽ càng trở nên trầm trọng hơn khi hàng triệu người có thu nhập cao tại các nước đang phát triển từ bỏ thói quen ăn gạo và ngũ cốc truyền thống để chuyển sang dùng thực phẩm phương Tây, vốn cần nhiều nước hơn để sản xuất. Theo ước tính, dân số toàn thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỉ người trong 40 năm tới. IWMI dự báo với 1 lít nước sản xuất 1 calorie thực phẩm như hiện nay, thế giới sẽ cần thêm 6.000km3 nước mỗi năm để cung cấp 2.500 calorie/ngày/người cho thêm 2,5 tỉ người. “Lượng nước đó gần gấp đôi mức chúng ta sử dụng hiện tại”.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
