Nắng ấm 1 ngày đã lại rét "cắt da cắt thịt", chuyên gia khí tượng Mỹ nói gì?
Miền Bắc vừa trải qua một ngày nắng ấm đã rét đậm trở lại vào ngày 2/2. Tại sao thời tiết mùa đông lại có diễn biến như vậy?
Nắng ấm chỉ diễn ra duy nhất một ngày trước khi rét đậm trở lại do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Sau 1 ngày nắng ấm, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét từ ngày 2/2.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào sáng ngày 2/2, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc và khu vực Đông Bắc Bộ, khiến nền nhiệt giảm xuống thấp.
Sự thay đổi thời tiết nhanh chóng này khiến nhiều người bị ảnh hưởng và không ít trường hợp mắc bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, ...
Lý giải về hiện tượng xuất hiện những ngày nắng nóng vào mùa đông, đan xen giữa những đợt không khí lạnh, Jeff Haby, chuyên gia khí tượng học tại ĐH Mississippi (Mỹ), cho biết, do Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất.
Tuy nhiên, góc mặt trời lại đóng vai trò quan trọng đối với việc lượng ánh nắng có thể làm nóng không khí. Vào mùa đông, góc mặt trời thấp nhất nên hạn chế việc tăng năng lượng và làm nóng bề mặt Trái Đất.
Trên thực tế, thời tiết nóng hay lạnh chủ yếu phụ thuộc vào lượng nhiệt mà Trái đất thu nhận được từ Mặt Trời nhiều hay ít.
Trái Đất thường quay quanh Mặt Trời ở góc nghiêng 23,5 độ. Do đó, góc này gây ra việc một số vùng ở xa hoặc gần Mặt Trời và điều này cũng ảnh hưởng tới nhiệt lượng thu nhận được khác nhau ở mỗi vùng trên Trái Đất.
Hơn nữa, nhiệt độ và tình hình thời tiết trong mùa đông còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển của những luồng không khí lạnh. Vì vậy, hiện tượng một ngày nắng ấm nhưng sau đó lại rét trở lại không có quá nhiều bất ngờ.
Nhiệt độ trong một ngày mùa đông cũng có sự khác biệt. (Ảnh minh họa).
Thậm chí, nhiệt độ chênh lệch trong một ngày mùa đông cũng có thể có những khác biệt rõ rệt (buổi trưa nhiệt độ cao hơn so với sáng sớm và tối muộn).
Sự dao động và thay đổi về thời tiết còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như hướng gió, vị trí gần đại dương, tác động của hiện tượng như La Nina, El Nino biến đổi khí hậu, ... Trên thế giới, có không ít trường hợp thời tiết diễn ra khá bất thường.
Cụ thể, Daniel Swain, nhà khoa học khí hậu tại Đại học UCLA (Mỹ), cho biết, khu vực Nam California hiếm khi xảy ra cháy rừng vào khoảng tháng 12 trong điều kiện ẩm ướt của mùa đông.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2017, có ít nhất 6 đám cháy rừng đang hoạt động ở Nam California, xác lập kỷ lục về nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng ở bang California.
Nhiều vụ cháy rừng lớn xảy ra ở Nam California vào tháng 12/2017. (Ảnh: Mercury News).

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
