Năng lượng mặt trời gây ô nhiễm ở Trung Quốc
Các chuyên gia cảnh báo việc sản xuất ăc quy chì-axit để tích trữ năng lượng mặt trời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và các bệnh nguy hiểm ở trẻ em.
Năng lượng mặt trời thường được coi là nguồn năng lượng sạch về mặt sinh thái. Tuy nhiên, Chris Cherry, giáo sư về các công nghệ dân dụng và sinh thái thuộc trường Đại học Tennessy đã phát hiện rằng tại các nước đang phát triển, nguồn năng lượng này lại là nguồn gốc gây ra ô nhiễm.
Lý do giáo sư Chris đưa ra là, tại các nước này, người ta dùng ăcquy chì-axit để tích trữ năng lượng từ mặt trời, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chẳng hạn riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ ngành năng lượng mặt trời hàng năm sẽ thải ra môi trường trên 2,4 triệu tấn chì.
Công nghiệp ắc quy là một trong những ngành tiêu thụ chì lớn nhất, dùng tới khoảng 80% lượng kim loại này sản xuất ra trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, ngành sản xuất ắc quy chì tăng rất nhanh vì họ có yêu cầu rất lớn về loại ắc quy giá rẻ này. Hiện tượng “bùng nổ chì” liên quan đến việc phổ cập năng lượng mặt trời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của dân chúng và gây ô nhiễm môi trường.
Nạn ô nhiễm chì gây ra nhiều hậu quả, tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, thận, hệ tim mạch và hệ sinh sản. Trẻ em có nồng độ chì trong máu cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhận thức, có hành vi hiếu động và hung hãn.
Chris Cherry nghiên cứu kế hoạch nhà nước về triển khai năng lượng mặt trời và dự báo sự tình hình phảt triển đến năm 2022. Ông đã nhận ra sự thiếu hoàn thiện của quá trình công nghệ tại các nước đang phát triển sẽ dẫn đến sự rò rỉ nghiêm trọng chì trong quá trình sản xuất. Ví dụ khi khai thác, nấu chảy chì và sản xuất ắc quy, tại Trung Quốc 33% sản lượng kim loại độc hại này đã bị thất thoát ra môi trường, còn ở Ấn Độ là 22%.
Các phương tiện thông tin đại chúng vừa đưa tin, do ô nhiễm chì đã đạt đến mức độ quá tồi tệ, nên chính phủ Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa 583 nhà máy chế biến chì để sản xuất ắc quy.
Chris Cherry nhận ra sự kiện đáng buồn này: “Nếu không hiện đại hoá ngành sản xuất ắc quy chì, áp dụng những công nghệ hiện đại để lưu trữ nguồn điện năng (như ở các nước tiên tiến) và đưa vào mạng điện “thông minh”, thì tình hình ô nhiễm chì tại các nước đang phát triển càng xấu đi nếu càng phát triển công nghiệp năng lượng tái sinh”.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
