Nào ta cùng ngáp!
Tại sao chúng ta ngáp? Tại sao ngáp lây lan khi có một người khởi sự? Và tại sao sự lây lan của ngáp tại không giới hạn ở cùng loài. Các nhà khoa học thử đưa ra vài cách giải thích.
Ai chẳng biết ngáp là một hiện tượng mang tính lây lan. Một người ngáp, nhìều người lập tức ngáp theo. Thậm chí, trông thấy bạn ngáp con chó nhà bạn cũng ngáp để hưởng ứng.
Con chó cưng của bạn bày tỏ sự thông cảm với bạn.
Một thí nghiệm gần đây khẳng định giữa chó và người luôn luôn đồng cảm trong chuyện… ngáp. Trong số 29 con chó thử nghiệm, 21 con chó ngáp khi trông thấy người ngáp. Thế nhưng trong loạt thí nghiệm khác, ngưòi ta chỉ làm động tác ngoác mồm ra mà không có những cử chỉ và âm thanh phát ra thì chẳng con chó nào ngáp theo. Chúng không “xúc động” trước cái ngáp… nhân tạo. Nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Biology letters.
Goldman - một trong những tác giả của bài báo chỉ ra rằng hiện tượng ngáp có ở các loài chó, mèo, khỉ và chim. Nhưng tại sao chúng ta ngáp? Nó có mục đích gì không?
Một nhà sinh học là Andrew Gallup thực hiện một số nghiên cứu đưa giả thuyết rằng, ngáp làm mát cho bộ não. Theo ông, não làm việc càng có hiệu quả khi nhiệt độ càng thấp nên nếu ngáp làm não lạnh đi thì chúng ta có thể suy nghĩ sáng suốt hơn. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lại thấy nếu đắp một chiếc khăn lạnh hay một chiếc khăn ấm lên trán thi chiếc khăn ấm làm người ta ngáp thường xuyên hơn. Một nghiên cứu thứ hai, người ta theo dõi các con vẹt (budgerigas) trong một môi trường có nhiệt độ thay đổi. Khi nhiệt độ càng ấm thì chúng càng ngáp thường xuyên hơn. Song nếu nhiệt độ quá nóng thì tần suất ngáp của chúng lại giảm, có thể lúc này dù có ngáp cũng chẳng ăn thua gì nữa chăng.
Cách giải thích đó cũng bị bắt bẻ: vẹt (cũng như các con vật khác) ngáp là làm giảm nhiệt toàn thân, không riêng gì làm lạnh cho bộ não. Con người có rất nhiều tuyến mồ hôi phân phối toàn cơ thể (mà các con vật không có) để đạt mục đích hạ nhiệt cho cơ thể và nghiên cứu trên cũng chưa giải thích được vì sao ngáp lại lây lan?
Ngáp ở tinh tinh cũng lây lan như ở người.
Các nhà sinh học Tây Ban Nha Anibal Monasterio Astobiza, Jennifer Yoon và Claudio Tennie giải thích tính lây lan của ngáp như sau: Ngáp là hành vi diễn tả sự đồng cảm, một sự bắt chước đơn thuần và một điều mà các loài vật có thể học được. Nó thể hiện sự thông cảm không chỉ giữa các cá thể đồng loại mà cả những con vật khác loài.
Các nhà tập tính học đã khẳng định: Thông cảm là một thứ tình cảm chung mà nhiều động vật có. Tình cảm ấy thể hiện bằng cái ngáp như một sự chia sẻ giữa các cá thể cùng loài, thậm chí khác loài.

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến
Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Google Maps hoạt động như thế nào?
Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...
