Não, xương và nội tạng bị hủy hoại thế nào khi bạn ăn quá nhiều đường?
Không phải ai cũng biết, ăn nhiều đường lại có thể gây nên nhiều hậu quả thế này cho não, xương và nội tạng đâu.
Đường là một thành phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, đó là khi bạn cung cấp một lượng vừa đủ. Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều người đã ăn quá nhiều, thậm chí thừa một lượng đường lớn so với nhu cầu cần thiết của cơ thể. Và điều này gây nên rất nhiều hậu quả, trong đó bao gồm cả việc huỷ hoại não, xương và nội tạng...
Các vấn đề về răng miệng
Khi chúng ta ăn quá nhiều đường, dù cho bạn có đánh răng cẩn thận đến mấy thì vẫn không tránh khỏi nguy cơ đường len lỏi và các vết nứt trên răng, gây hại men răng. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến sâu răng, nướu răng, thậm chí xâm nhập sâu vào bên trong và làm hại tuỷ răng.
Ăn quá nhiều đường sẽ gây hại men răng, về lâu dài sẽ dẫn đến sâu răng.
Làm xốp xương
Đường chứa nhiều calo rỗng. Khi bạn tiêu thụ nhiều đường, nó sẽ làm cho chúng ta hạn chế các đồ ăn khác, cơ thể dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là canxi, vitamin D. Khi đó, không những sự phát triển của xương bị ảnh hưởng mà chúng ta còn dễ bị xốp xương. Điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi xảy ra ở những người có hệ xương đang trong quá trình phát triển (trẻ nhỏ, tuổi dậy thì...).
Kích thích não bộ, gây nghiện
Khi bạn ăn đường, não bộ sẽ giải phóng rất nhiều dopamine, là một chất hoá học tạo nên cảm giác vui vẻ, phấn chấn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, khi bạn ngừng ăn đường, tinh thần sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng và nó thôi thúc bạn tiếp tục... hấp thu đồ ngọt.
Cứ như vậy, việc ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến chúng ta bị... nghiện. Thậm chí, các nhà khoa học còn nói rằng, việc nghiện đường cũng chẳng khác nào nghiện... ma tuý vậy. Về lâu dài, nếu bạn không thể "cai" thì sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác.
Việc ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến chúng ta bị... nghiện.
Ảnh hưởng tới trí nhớ và trí thông minh
Đây cũng là một biểu hiện rõ rệt của việc đường gây hại tới não bộ như thế nào. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc ăn quá nhiều đường sẽ làm kích thích các tế bào thần kinh, nhất là khu vực não bộ liên quan đến giao tiếp. Minh chính cụ thể chính là ở những trẻ em hay ăn đồ ngọt thì trí nhớ, trí thông minh và khả năng giao tiếp đều kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Các vấn đề về tiêu hoá
Lượng đường quá lớn cũng làm cản trở quá trình tiêu hoá.
Tương tự như các chất dinh dưỡng khác, đường khi đưa vào dạ dày cũng sẽ trải qua một quá trình tiêu hoá như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều đường, nó có thể phá vỡ sự cân bằng môi trường đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong dạ dày của chúng ta. Không chỉ thế, lượng đường quá lớn cũng làm cản trở quá trình tiêu hoá, gây nên nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hoá như đau bụng khó tiêu...
Ngoài não, xương và nội tạng, việc ăn quá nhiều đường còn gây nên hàng loạt các ảnh hưởng khác như nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gây hại da, đẩy nhanh quá trình lão hoá, tích luỹ nhiều chất độc trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì... Vì vậy, các bạn nhất định không được ăn quá nhiều đường đâu nhé!
*Như vậy:
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường đủ cho 1 ngày đối với nam giới là khoảng 37,5g, còn nữ giới là 25g.