NASA chữa bệnh cho các nhà du hành vũ trụ bằng ánh sáng đỏ
Bước sóng của ánh sáng màu đỏ giúp thúc đẩy sản xuất các enzyme trong tế bào và tăng cường khả năng tự chữa trị thương tổn của cơ thể.
Các nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ ra liệu pháp ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào da khỏe mạnh lên đến 150-200% và nhanh chóng chữa lành các vùng bị thương tổn. Liệu pháp ánh sáng đỏ rất an toàn và không phát sinh phản ứng phụ nên nó được kỳ vọng sẽ trở thành phương pháp trị bệnh và làm đẹp tối ưu trong tương lai.
Một phi hành gia của NASA được trị liệu bằng ánh sáng đỏ. (Ảnh: Draxe).
Thời gian đầu, NASA phát triển liệu pháp ánh sáng đỏ qua thí nghiệm nuôi trồng thực vật trong không gian. Sau đó công nghệ này được nâng lên thành phương thức chữa lành vết thương cho các phi hành gia trong không gian - nơi bị hạn chế về thuốc men và máy móc chữa bệnh.
Trong một công bố mới đây, các bác sĩ Mỹ chứng minh ánh sáng đỏ thực sự hiệu quả trong việc chữa trị các vết thương, đồng thời ngăn ngừa và điều trị chứng teo cơ cho các thủy thủ hải quân Mỹ và thành viên của NASA. Chính các phi hành gia làm việc tại NASA cũng thừa nhận cảm thấy khỏe ra nhiều nhờ có ánh sáng từ các khoảng không vũ trụ chiếu vào.
Theo Giáo sư H. Whelan, Trường Đại học Y Wisconsine, dùng ánh sáng để chữa bệnh không phải là "mê tín" mà là vấn đề của khoa học. Các bước sóng dài của ánh sáng đỏ chính là chìa khóa năng lượng giúp thúc đẩy việc sản xuất các enzyme trong tế bào, giải phóng nitric oxyde trong máu qua vết thương, tăng chu kỳ hoạt động của máu ở gần các vết thương, tăng lượng oxy và các chất dinh dưỡng vào huyết mạch, đồng thời loại bỏ những chất bẩn ra khỏi vết thương. Quá trình trị liệu không những làm cho vết thương mau lành mà còn tăng sức khỏe toàn thân.
Ánh sáng đỏ được ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ, khắc phục các khuyến điểm trên da. (Ảnh: SkinLab).
Nghiên cứu về ánh sáng đỏ của NASA đã mở ra một hướng đi mới và thúc đẩy thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn nhằm ứng dụng phương pháp này vào việc trị bệnh và làm đẹp, theo Draxe. Hàn Quốc là nước đầu tiên ở châu Á ứng dụng ánh sáng đỏ vào lĩnh vực làm đẹp, được gọi là Reverse tanning hay White tanning, Originating - phục hồi làn da trắng sáng nguyên thủy. Đến nay công nghệ ánh sáng đỏ đã được nhân rộng ra nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Việt Nam...
Sau này có nhiều nghiên cứu sâu hơn tái khẳng định lợi ích của ánh sáng đỏ trong việc thúc đẩy sản sinh collagen làm trắng da, giảm nếp nhăn, trị mụn, khắc phục chứng đỏ mặt Rosacea, hồi phục vùng da bị tổn thương bởi tia tử ngoại. Ngoài ra còn giảm chứng tấy đỏ và hồi phục các mao mạch bị yếu, vỡ, làm mờ sẹo và vết rạn, làm mềm da toàn thân, cung cấp thêm chất dưỡng ẩm cho da, ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc, cải thiện tâm trạng và giảm stress. Tiếp xúc với ánh sáng đỏ không làm mất dưỡng chất của da, không gây ngứa hay bỏng rát. Liệu pháp này được chứng minh an toàn cho tất cả loại da và mọi lứa tuổi, không có tác dụng phụ.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng
Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.
