NASA chuẩn bị phóng vệ tinh thế hệ mới theo dõi lớp băng tan chảy của Trái đất

Ngày 13/9, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho kế hoạch phóng vào không gian vệ tinh giám sát tiên tiến nhất ICESat-2 vào ngày 15/9. Trong hệ thống quan sát Trái Đất của NASA, ICESat-2 được giao nhiệm vụ khám phá độ dày của những lớp băng đang tan chảy trên Trái Đất khi khí hậu toàn cầu đang ngày càng ấm lên.

Với kích cỡ tương đương một chiếc xe ô tô thông minh với khối lượng 500kg, ICESat-2 sẽ rời trái đất từ Căn cứ không quân Vandenberg, bang California, Mỹ trong ngày hôm nay.

Để có thể thu được hình ảnh về độ dày của các núi băng, ICETSat-2 được trang bị một cặp tia laser được cải tiến vượt trội so với thế hệ ICESat đời đầu.

NASA chuẩn bị phóng vệ tinh thế hệ mới theo dõi lớp băng tan chảy của Trái đất
Vệ tinh ICETSat-2 có khả năng chụp hình vượt trội.

Sử dụng tia laser có cường độ mạnh nhưng sẽ không làm tan chảy băng ở khoảng cách 500 km so với bề mặt Trái Đất. ICETSat-2 có khả năng phóng tia này khoảng 10.000 lần/giây vượt trội khả năng của ICESat đời đầu chỉ phóng tia 40 lần/giây.

ICETSat-2 cũng đáp ứng được yêu cầu về hình ảnh rộng, bao quát và chi tiết với mỗi lần chụp cho ra 130 bức ảnh trong khu vực có diện tích tương đương 1 sân bóng đá.

Năng lượng của ICETSat-2 giúp nó có thể vận hành trong 10 năm nhưng yêu cầu với sứ mệnh của ICESat-2 chỉ kéo dài trong 3 năm.

Thế hệ đầu của ICESat từng được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2/2003 và 2009 với nhiệm vụ như thế hệ mới. Chính ICESat đã giúp các nhà khoa học phát hiện các tảng băng trên biển đang dần mỏng đi và diện tích băng bao phủ tại các vùng biển như Greenland và Nam Cực đang dần mất đi.

ICESat-2 được giao nhiệm vụ có phần nặng nề hơn khi phải cung cấp những hình ảnh xác định mức độ ảnh hưởng của hiện tượng tan băng đối với mực nước biển, cũng như nâng cao khả năng dự báo về sự thay đổi của mực nước biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh chụp thiên hà xoắn ốc cách 65 triệu năm ánh sáng

Ảnh chụp thiên hà xoắn ốc cách 65 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng tại Chile ghi lại hình ảnh thiên hà NGC 3981 sáng rực với các ngôi sao rải rác xung quanh.

Đăng ngày: 14/09/2018
Ảnh độc từ NASA: 2 lần

Ảnh độc từ NASA: 2 lần "nhật thực" trong vòng 6 giờ!

Bức ảnh động kỳ thú mà NASA vừa chia sẻ được tạo thành từ nhiều hình ảnh chụp mặt trời liên tục của Solar Dynamics Observatory (SDO), một đài quan sát thiên văn đặt trên tàu vũ trụ tự hành.

Đăng ngày: 14/09/2018
Bằng một video thực tế, phi hành gia Nga dập tắt tin đồn lấy tay bịt lỗ thủng trên ISS

Bằng một video thực tế, phi hành gia Nga dập tắt tin đồn lấy tay bịt lỗ thủng trên ISS

Hôm thứ Hai vừa rồi, phi hành gia người Nga trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đăng tải một video khẳng định lỗ thủng trên trạm đã được bịt lại.

Đăng ngày: 13/09/2018
Bão Mặt trời sắp chạm đến Trái đất trong nay mai: nguy cơ tấn công hệ thống điện và vệ tinh

Bão Mặt trời sắp chạm đến Trái đất trong nay mai: nguy cơ tấn công hệ thống điện và vệ tinh

Một cơn bão Mặt trời cực mạnh đang hướng đến Trái đất, với khả năng gây ra những nhiễu loạn mạnh cho hệ thống năng lượng và vệ tinh trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 13/09/2018
Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

Kể từ khi đến tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm nay, đầu dò Tàu vũ trụ Hayabusa2 đã nghiên cứu 54.000 điểm trên bề mặt của nó.

Đăng ngày: 12/09/2018
Công ty tư nhân Trung Quốc lần đầu phóng vệ tinh lên quỹ đạo

Công ty tư nhân Trung Quốc lần đầu phóng vệ tinh lên quỹ đạo

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tên lửa SQX-1Z đã được phóng đi từ bãi phóng thuộc Trung tâm Vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc vào tuần qua.

Đăng ngày: 12/09/2018
AI phát hiện 72 tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ

AI phát hiện 72 tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ

Chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các nhà nghiên cứu tìm ra 72 chớp sóng vô tuyến bí ẩn phát ra từ nơi xa xôi trong vũ trụ.

Đăng ngày: 12/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News