NASA chụp cận cảnh "mặt trăng bị tra tấn" bởi hành tinh mẹ

Tàu vũ trụ trụ Juno của NASA đã chụp được khoảnh khắc "hỏa ngục" đáng sợ của mặt trăng mang tên nữ thần Hy Lạp xinh đẹp Io.

Theo tờ Space, hình ảnh được chụp trong chuyến bay thứ 51 của tàu Juno quanh Sao Mộc. Trong chuyến đi này, Juno đã đến gần mặt trăng núi lửa Io của sao Mộc hơn bao giờ hết - với khoảng cách chỉ 35.500km - và chụp được những hình ảnh rõ nét nhất về nó.

NASA chụp cận cảnh mặt trăng bị tra tấn bởi hành tinh mẹ
Lửa đỏ bùng nổ khắp Io trong hình ảnh của JIRAM - (Ảnh: NASA).

Tuyên bố của NASA cho biết vẻ ngoài đôi khi yên tĩnh của hành tinh này là một cú lừa lớn. Nó không chỉ liên tục hoạt động núi lửa, mà còn là thiên thể có nhiều núi lửa nhất trong hệ Mặt Trời dù nhỏ hơn hành tinh của chúng ta nhiều.

Một số hình ảnh chi tiết được thiết bị chụp ảnh ánh sáng khả kiến JunoCam của tàu Juno ghi lại cho thấy, bề mặt màu đỏ của Io khi nhìn từ xa là do các núi lửa đang bốc cháy.

Những bức ảnh chụp bằng hồng ngoại bởi thiết bị JIRAM của tàu vũ trụ này thì cho thấy rõ ràng những "điểm nóng" dày đặc trên mặt trăng.

NASA chụp cận cảnh mặt trăng bị tra tấn bởi hành tinh mẹ
Io dưới ánh sáng khả kiến - (Ảnh: NASA).

"Bằng cách quan sát nó theo thời gian trong nhiều lần Juno đi qua, chúng ta có thể xem các núi lửa khác nhau như thế nào - tần suất chúng phun trào, độ sáng và độ nóng, liệu chúng có liên kết thành nhóm hay đơn lẻ và liệu hình dạng của dung nham có thay đổi hay không" - trưởng nhóm điều hành Juno Scott Bolton cho biết.

Gọi Io là "mặt trăng bị tra tấn" vì các nghiên cứu của NASA cho thấy hoạt động núi lửa thảm khốc này chính là do tác động cực mạnh của lực thủy triều từ hành tinh mẹ khổng lồ của nó và cả các mặt trăng khổng lồ khác.

Sao Mộc đã bóp méo mặt trăng này theo nghĩa đen, chưa kể nó còn lọt trong một "trò chơi kéo co" tử thần bởi lực hấp dẫn từ các  mặt trăng sao Mộc khổng lồ khác như EuropaGanymede cũng rất mạnh.

Tất cả các lực liên tục giằng xé Io đã khiến bề mặt của mặt trăng lồi lõm một cách bất thường và hoạt động bên trong cũng trở nên đầy cuồng nộ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm được ngôi sao

Tìm được ngôi sao "quái vật vũ trụ" lớn gấp 10.000 lần Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian James Webb đã tìm thấy dấu vết hóa học của các ngôi sao siêu lớn, gấp 10.000 lần Mặt Trời, hình thành 440 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang.

Đăng ngày: 23/05/2023
SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX đang kiểm tra công nghệ giúp gia cố mặt bệ phóng để chịu sức mạnh khổng lồ của động cơ đẩy tên lửa Starship cất cánh.

Đăng ngày: 23/05/2023
Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên Dải Ngân Hà không?

Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên Dải Ngân Hà không?

Dải Ngân Hà là một thiên hà khổng lồ và được coi là một trong những thiên hà quan trọng nhất trong vũ trụ mà con người sinh sống.

Đăng ngày: 23/05/2023
NASA

NASA "bắt tay" cùng Blue Origin trong nỗ lực khám phá Mặt trăng

NASA đã ký kết một hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD với Blue Origin, theo đó Blue Origin sẽ thiết kế, thử nghiệm và phát triển một tàu đổ bộ cho sứ mệnh thăm dò Mặt trăng Artemis 5.

Đăng ngày: 23/05/2023
Thiên thạch sáng rực phát nổ trên bầu trời Australia

Thiên thạch sáng rực phát nổ trên bầu trời Australia

Bầu trời đêm ở bang Queensland phía bắc Australia sáng rực hôm 20/5 khi một thiên thạch bay qua khí quyển và rơi xuống đất với tiếng nổ siêu thanh cực lớn.

Đăng ngày: 23/05/2023
Kính viễn vọng James Webb phát hiện cảnh hiếm thấy từ mặt trăng của sao Thổ

Kính viễn vọng James Webb phát hiện cảnh hiếm thấy từ mặt trăng của sao Thổ

Kính viễn vọng James Webb đã phát hiện mặt trăng Enceladus của sao Thổ phun ra luồng hơi nước khổng lồ, lớn hơn nhiều so với bất kỳ luồng hơi nước nào trước đây.

Đăng ngày: 22/05/2023
Mỹ bỏ xa Trung Quốc tới đâu trong cuộc đua vũ trụ?

Mỹ bỏ xa Trung Quốc tới đâu trong cuộc đua vũ trụ?

Trong một số mảng quan trọng, Mỹ không chỉ vượt xa Trung Quốc mà còn vượt tất cả những nước khác hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ cộng lại.

Đăng ngày: 22/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News