NASA công bố hình ảnh "dấu vân tay" trên hành tinh khác

"Dấu vân tay" có những gờ phát sáng kỳ lạ nói trên là một vết lõm được đặt tên là Airy-0, có thể là một miệng hố va chạm, nằm lọt thỏm trong một miệng hố lớn hơn nhiều gọi là Airy, đường kính tới 43,5km, ngự trị trên bề mặt sao Hỏa.

Bức ảnh mới công bố được tàu quỹ đạo Mars Reconnaissance chụp từ ngày 8-9-2021, sử dụng một camera mang tên "Thí nghiệm khoa học hình ảnh độ phân giải cao" gắn trên tàu.

Theo Live Science, Airy-0 cũng vừa được NASA lựa chọn làm điểm đánh dấu kinh tuyến gốc số 0 trên sao Hỏa.


"Dấu vân tay" kỳ lạ trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA)

Trước đây Airy - miệng hố lớn hơn, có thể là một miệng núi lửa cổ hoặc miệng hố hình thành do va chạm - được chọn làm điểm đánh dấu kinh tuyến gốc nhưng vì nó quá lớn nên các nhà khoa học luôn muốn tìm kiếm thứ gì đó nhỏ hơn, giúp các phép đo căn chỉnh từ nó được chuẩn xác hơn.

Cái tên "Airy" được lấy từ tên nhà thiên văn học người Anh Sỉ George Biddell Airy, người đã chế tạo kính viễn vọng tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich - cũng là điểm mốc cho kinh tuyến gốc số 0 ở Trái Đất.

Nhà khoa học hành tinh Abigail Fraeman, phó trưởng dự án Curiosty - chiếc xe tự hành thăm dò sao Hỏa lâu đời của NASA - lý giải rằng cấu trúc "dấu vân tay" chính là những rặng núi ngang được tạo thành bởi trầm tích gió (TAR), nôm na là một cấu trúc bởi gió sao Hỏa "điêu khắc" nhiều năm mà thành. Các nhà khoa học từng gặp TAR ở các miệng hố khác trên sao Hỏa.

Cấu trúc lạ này được hình thành bởi các cồn cát bị bao phủ bởi một lớp bụi mỏng, rất có thể là hematit, một khoáng chất giàu oxit sắt. Bụi này có khả năng phản xạ cao nên TAR nổi bật với viền lấp lánh.

Đây không phải lần đầu tiên các cấu trúc quái dị, gây giật mình được tìm thấy trên hành tinh khác, đặc biệt là sao Hỏa, nơi các tàu vũ trụ dễ dàng tiếp cận bề mặt.

Theo tờ Space, vào ngày 30-3 vừa qua, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng gây sốc khi công bố hình ảnh một cặp miệng hố có địa hình... y như não người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News