NASA công bố hình ảnh trái tim của Dải Ngân hà
Ảnh chụp ở bước sóng tia X và vô tuyến cho thấy trung tâm Dải Ngân hà là một vùng khí hỗn độn, chứa lỗ đen khổng lồ Nhân Mã A*.
Hình ảnh vừa được công bố ghép từ nhiều ảnh chụp khác nhau do Đài quan sát tia X Chandra của NASA thực hiện. Nó cho thấy các cấu trúc phức tạp của vùng khí ở trung tâm Dải Ngân hà.
Trung tâm thiên hà là vùng xung quanh siêu lỗ đen ở giữa Dải Ngân hà, được các nhà khoa học đặt tên Sagittarius A* (Nhân Mã A*).
Bức ảnh ấn tượng của trung tâm Dải Ngân hà do NASA công bố. (Ảnh: NASA).
Trong bức ảnh, lỗ đen là một phần của đốm màu trắng - tím ở giữa. Chúng ta không thể thấy được lỗ đen nhưng có thể xác định vị trí dựa vào khí nóng bao quanh.
Với việc sử dụng kính thiên văn tia X, Chandra chụp được hình ảnh ở vùng có năng lượng cao, những tia X mang mức năng lượng khác nhau hiển thị dưới dạng màu cam, xanh lục, lam và tím. Trong khi đó, dữ liệu từ kính thiên văn vô tuyến MeerKAT hiển thị bằng màu tím và xám.
Các luồng khí tạo thành những cấu trúc phức tạp này do tương tác của chúng với từ trường. Chúng ta thấy một hiệu ứng tương tự trên Trái đất. Các hạt tích điện di chuyển qua hệ Mặt Trời và tương tác với bầu khí quyển của Trái đất dưới dạng thời tiết không gian.
Ở trung tâm thiên hà, không chỉ có một mặt trời duy nhất điều khiển thời tiết không gian. Nó chịu tác động bởi nhiều ngôi sao và những hiện tượng kỳ thú hơn, như các vụ nổ siêu tân tinh.
Ngoài ra, hình ảnh cũng cho thấy các chùm sao, trong đó những quầng khí nóng khổng lồ bị đẩy ra khỏi khu vực, kéo dài khoảng 700 năm ánh sáng ở trên và dưới mặt phẳng của thiên hà.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
