Trái đất luôn quay, tại sao mọi thứ trên đó không chuyển động theo?

Thực tế là Trái đất luôn quay, nên ngày nào bạn cũng bị lộn ngược lộn xuôi. Bạn cũng có thể đã di chuyển tới 40.000km nếu sống gần đường xích đạo.

Tại đường xích đạo, Trái đất quay với tốc độ khoảng 1.675 km/h, nhanh hơn nhiều so với một chiếc máy bay. Nhưng nếu bạn đứng ở Bắc Cực hoặc Nam Cực, thì tất cả những gì bạn sẽ làm là… quay đầu tại chỗ. Đây là điểm mà Trái đất quay xung quanh. Nó được gọi là "trục", giống như trục của một bánh xe.


Trái đất quay quanh trục của nó một vòng trong một ngày

Trái đất quay quanh trục của nó một vòng trong một ngày. Và Trái đất quay theo hướng đông, nên chúng ta thấy Mặt trời mọc ở hướng đông. Trái đất quay quanh Mặt trời và quay quanh trục của nó, khiến chúng ta thấy vị trí của Mặt trời thay đổi trong ngày.

Sự chuyển động này của Trái đất cũng có nghĩa là vào đêm trời quang, bạn sẽ thấy các ngôi sao mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, giống như sự mọc và lặn của Mặt trời vào ban ngày.

Nhưng nếu bạn đứng trên Bắc Cực hoặc Nam Cực và nhìn lên, bạn sẽ thấy các ngôi sao chuyển động xung quanh thành một vòng tròn phía trên bạn. Đó là bởi vì trục của Trái đất hướng vào một điểm trên bầu trời mà mọi thứ dường như chuyển động, bao gồm các vì sao.

Trái đất giống như một quả bóng lăn khổng lồ. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên quả bóng lăn đó. Lý do bạn không rơi khỏi Trái đất là có lực hấp dẫn. Điều này kéo chúng ta về giữa Trái đất, và giữ cho đôi chân vững chắc trên mặt đất.

Đây là lý do tại sao chúng ta gọi mặt đất là "bên dưới chúng ta" và bầu trời là "bên trên chúng ta". Nếu ai đó quan sát chúng ta từ không gian, sau nửa ngày Trái đất sẽ quay và chúng ta sẽ bị lộn ngược. Nhưng đối với chúng ta, mặt đất vẫn ở dưới và bầu trời vẫn ở trên.

Chúng ta không nhận thấy Trái đất quay khi chúng ta nhìn mọi thứ xung quanh mình, bởi vì tất cả chúng đều chuyển động theo cùng một cách, được giữ vững bởi lực hấp dẫn. 

Ngay cả không khí cũng chuyển động theo chúng ta khi Trái đất quay. Đó là lý do tại sao bạn không cảm thấy một làn gió liên tục, giống như khi bạn đạp xe nhanh hoặc tận hưởng một chuyến đi trên tàu lượn siêu tốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News