NASA đăng video mô phỏng lỗ đen, cảnh báo “đừng nhìn lâu kẻo bị hút vào”, netizen nói gì?
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới chia sẻ một video mô phỏng sự xuất hiện của lỗ đen - một khái niệm mà dù chúng ta có đọc hết vài cuốn sách cũng chưa chắc hình dung ra. NASA cảnh báo nửa đùa nửa thật: “Đừng nhìn lâu, kẻo sẽ bị hút vào đấy”. Còn những người đã xem video thì thừa nhận rằng lỗ đen có “sức hút” kỳ lạ thật.
Những bí ẩn trong vũ trụ bao la luôn có sức hút với hầu hết mọi người. Trong đó, có một khái niệm hay được nhắc đến nhưng lại rất khó tưởng tượng, chính là lỗ đen.
NASA đã vừa đăng tải một video mô phỏng sự xuất hiện của lỗ đen như được nhìn thấy ở rìa của nó. Video này cho thấy lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen có thể bóp méo tầm nhìn của chúng ta bằng cách làm cong môi trường xung quanh nó, như thể khi bạn nhìn vào những cái gương làm méo hình trong các nhà gương ở công viên giải trí vậy.
Đây là video:
Nguồn: NASA.
Video cũng cho thấy những vật chất bị hút vào tạo thành một cấu trúc mỏng và siêu nóng (có thể lên tới hàng triệu độ), gọi là đĩa bồi tụ. Lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen làm thay đổi đường đi của ánh sáng từ những vùng khác nhau của đĩa, tạo ra cái vẻ méo mó như vậy. Ở trung tâm là bóng của lỗ đen, nơi được coi là “một đi không trở lại”, bởi chẳng gì có thể thoát khỏi nó được.
“Đừng nhìn lâu vào video này, bạn có thể bị hút vào đấy” - NASA cảnh báo. Tất nhiên không ai bị hút vào màn hình cả, nhưng netizen đều thừa nhận rằng hình ảnh lỗ đen có sức mê hoặc như thôi miên, nhìn rất ấn tượng.
Từng có lý thuyết rằng những gì bị hút vào lỗ đen có thể sẽ được "nhả" ra ở một nơi nào đó trong vũ trụ, ở một thời điểm nào đó trong tương lai, kiểu như vượt không gian thời gian vậy. (Ảnh: Shutterstock).
NASA cho biết, hình ảnh lỗ đen này đã được tạo ra lần đầu tiên từ vài năm trước đây, giờ họ đăng lại nhân Tuần lễ Lỗ đen (ngày 2 - 6/5/2022). NASA thừa nhận, “vẫn còn rất nhiều điều cần tìm hiểu” về khái niệm bí ẩn này.
Còn Jeremy Schnittman, người đã dùng phần mềm của NASA để tạo ra video, thì khẳng định, dù sao cũng không phải dễ để hình dung ra điều mà Einstein nói, rằng lực hấp dẫn uốn cong cả không gian và thời gian.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
