Dấu hiệu đáng sợ: Thế giới quanh Trái đất đang bị co rút

Vùng không gian vô tận quanh Trái đất bé nhỏ của chúng ta có thể không trường tồn mãi mãi, mà đang tiến dần vào giai đoạn bế tắc và thoái hóa, các nhà nghiên cứu Mỹ tiết lộ.

Theo bài công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, sau gần 13,8 tỉ năm mở rộng không ngừng sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ có thể đã bế tắc và sớm co lại. Kết luận đến từ việc 3 nhà khoa học Mỹ mô hình hóa năng lượng tối - loại năng lượng giả thuyết được cho là nguyên nhân giúp vũ trụ giãn nở.

Dấu hiệu đáng sợ: Thế giới quanh Trái đất đang bị co rút
Ảnh đồ họa mô tả thuở "khai thiên lập địa", khi những ngôi sao đầu tiên ra đời sau vụ nổ Big Bang - (Ảnh: NASA)

Trong mô hình của nhóm, năng lượng tối không phải một lực bất biến mà có thể phân rã theo thời gian. Sau hàng tỉ năm tăng tốc, dường như năng lượng tối đang có dấu hiệu suy yếu.

Mô hình tiết lộ gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ nhanh chóng kết thúc trong 65 triệu năm tới - một khoảng thời gian khổng lồ đối với người Trái đất đoản mệnh, nhưng chỉ là tích tắc đối với vũ trụ.

Trong 100 triệu năm tiếp theo, vũ trụ sẽ giữ nguyên kích thước; sau đó sẽ bước vào kỷ nguyên co hẹp lại và tiến dần đến "cái chết", hoặc cũng có thể là một sự tái sinh không - thời gian chưa thể đoán biết.

Theo nhà khoa học Paul Steinhardt, Giám đốc Trung tâm Khoa học lý thuyết Princeton thuộc Đại học Princeton (New Jersey, Mỹ), đồng tác giả, có 2 kịch bản cho "cái chết" của vũ trụ.

  • Thứ nhất, nó có thể co hẹp lại, sụp đổ thành dạng ban đầu trước vụ nổ Big Bang, trở thành một khối "hóa thạch" tĩnh lặng.
  • Thứ hai, có thể một vụ nổ Big Bang khác sẽ xảy ra, tạo nên một vũ trụ mới trên đống tro tàn.

Một nghiên cứu trước đây của giáo sư Steinhardt và các đồng nghiệp, từng công bố trên Physics Letters B vào năm 2019, cũng từng đề cập đến kịch bản thứ 2 này. Thậm chí họ còn cho rằng vũ trụ hiện tại mà Trái đất đang tồn tại bên trong không phải là vũ trụ đầu tiên và duy nhất. Rất có thể, chúng ta cũng là thế giới tái sinh từ một "đống tro tàn" cổ đại nào đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều không tưởng: Mặt trời là nguồn cung cấp nước cho Trái đất?

Điều không tưởng: Mặt trời là nguồn cung cấp nước cho Trái đất?

Các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt Trời tạo ra hơi nước trên các tiểu hành tinh. Khi va chạm với Trái Đất, chúng cung cấp một lượng nước lớn.

Đăng ngày: 06/05/2022
Trực thăng

Trực thăng "tóm gọn" tên lửa đang quay về Trái đất

Sau khi phóng vệ tinh lên quỹ đạo, tầng thứ nhất của tên lửa Electron đã được Rocket Lab - công ty vũ trụ Mỹ - dùng trực thăng bắt lấy khi nó đang rơi trở lại Trái đất.

Đăng ngày: 05/05/2022
NASA, Boeing thông báo thời điểm phóng thử tàu vũ trụ Starliner

NASA, Boeing thông báo thời điểm phóng thử tàu vũ trụ Starliner

NASA dự kiến sẽ phóng thử Starliner vào 5h54 ngày 20/5 (giờ Việt Nam) từ Trung tâm vũ trụ Kennedy. Nếu thành công, Boeing sẽ tiến hành thêm một vụ phóng thử khác có sự tham gia của phi hành đoàn.

Đăng ngày: 05/05/2022
Những hiện tượng thiên văn độc đáo sẽ xuất hiện trong tháng 5 này

Những hiện tượng thiên văn độc đáo sẽ xuất hiện trong tháng 5 này

Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, trong tháng 5 năm 2022, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời.

Đăng ngày: 04/05/2022
Kính thiên văn bắt được

Kính thiên văn bắt được "tiếng vang" từ 8 quái vật tàng hình

Như cách những con dơi phát ra sóng âm và nhìn thấy các vật thể qua sóng phản xạ, kính viễn vọng NICER của NASA đã vô tình khám phá ra 8 quái vật tàng hình ngay trong dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 03/05/2022
Nga tuyên bố

Nga tuyên bố "dứt áo" rời Trạm Vũ trụ Quốc tế, lập căn cứ riêng

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây đang ngăn cản việc hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 03/05/2022
Thiên thạch, tàu vũ trụ và trạm ISS cùng bay trên trời

Thiên thạch, tàu vũ trụ và trạm ISS cùng bay trên trời

Trong video, thiên thạch lao xuống với tốc độ nhanh nhưng bay cách xa tàu vũ trụ hàng trăm km và không gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 03/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News