NASA đổi tên tiểu hành tinh

Các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đặt tên cho thiên thể bên ngoài sao Hải vương (thiên thể vành đai Kuiper – KBO) quen thuộc Ultima Thule một cái tên mới là Arrokoth. Lý do: Cái tên cũ, không chính thức (Ultima Thule) khiến người ta liên tưởng tới Đức Quốc xã.

Tên chính thức của thiên thể (một tiểu hành tinh) này là 2014 MU69, tuy nhiên nhóm tham gia Trung tâm điều khiển tàu vũ trụ “New Horizons” gọi nó là “Ultima Thule” – liên quan đến xứ sở thần tiên nằm ở phương Bắc và là nơi chấm dứt sự sống nhân loại.


Tiểu hành tinh Arrokoth.

Thế nhưng, “biệt hiệu” này nhanh chóng bị phê phán. Một phóng viên tạp chí “Newsweek” (Mỹ) nhớ lại, cái tên này đã bị Hiệp hội Thule – một tổ chức bí mật, ủng hộ phát xít (có liên quan đến Đức Quốc xã sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc) lợi dụng.

Ngày 12/11/2019, NASA tổ chức lễ đặt tên mới cho tiểu hành tinh 2014 MU69. Bây giờ, nó có tên là Arrokoth. Trong ngôn ngữ thổ dân da đỏ Powhatan/Algonqian (một nền văn hóa bản địa ở bang Maryland – Mỹ). “Arrokoth” có nghĩa là “bầu trời”.

Khi bay lướt qua tiểu hành tinh Arrokoth, tàu thăm dò vũ trụ New Horizons đã thu thập được khá nhiều dữ liệu. Số dữ liệu này vẫn tiếp tục được gửi về Trái đất để phân tích.

Các nhà khoa học biết rằng tiểu hành tinh Arrokoth có hình dạng kỳ quái. Một số người cho rằng nó giống hai miếng khoai tây rán, dính vào nhau trong chảo.

Một số người khác lại nói rằng nó trông như một bù nhìn tuyết! Trong thực tế, dường như Arrokoth hình thành do kết quả va chạm mềm của 2 thiên thể nhỏ hơn. Có thể Arrokoth được bao phủ bởi methane hoặc ni tơ đóng băng nên nó mới có màu đỏ nhạt.

“Cái tên Arrokoth là biểu hiện của cảm hứng mà chúng tôi có được khi quan sát bầu trời đêm, ngắm nhìn những vì sao xa xôi và nghĩ đến những thế giới khác lạ so với thế giới của chúng ta” – ông Alan Stern, Giám đốc Nhóm nghiên cứu sứ mệnh New Horizons, cho biết như vậy.

Arrokoth là thiên thể được nghiên cứu ở xa Trái đất nhất. Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi hình thành (khoảng 4,5 tỷ trước) tiểu hành tinh này hầu như không thay đổi theo thời gian, hầu như không bị bất kỳ tác nhân bên ngoài nào tác động.

Những nghiên cứu kỹ lưỡng về tiểu hành tinh này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự ra đời của Hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News