NASA/ESA chụp được "quái vật" bẻ cong không thời gian, "xé" thiên hà làm 3
Một quang cảnh vũ trụ ngoạn mục trong đó một thiên hà xoắn ốc tưởng chừng bị xé làm 3 đã được kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) ghi lại, tiết lộ sự hiện diện bí ẩn của thứ gì đó bẻ cong không thời gian.
Theo Sci-News, các nhà thiên văn gọi sự kiện thiên hà tách làm 3 nói trên là "Vật thể của Hamilton", trong đó thiên hà nói trên thực tế không bị xé ra, mà một thứ bí ẩn khác đã tạo ra 2 "bóng ma" méo mó của nó, đánh lừa kính thiên văn của người Trái đất.
Hình ảnh 1 thiên hà trông như bị xé làm 3 do tác động của một cụm thiên hà bẻ cong không thời gian - (Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA).
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Timothy Hamilton từ Đại học bang Shawnee, tiến sĩ Richard Griffths từ Đại học Hawaii (Mỹ) và tiến sĩ Jenny Wagner từ Đại học Heidelberg (Đức) cho hay hiện tượng này là do lực hấp dẫn khổng lồ của một cụm thiên hà chưa được phân loại, đã làm cong không thời gian.
Quan sát sâu hơn nhờ Kính thiên văn WM Keck đặt tại Hawaii, họ phát hiện ra cụm thiên hà tiền cảnh là SDSS J223010.47-081017.8, cách chúng ta tới 7 tỉ năm ánh sáng. Sức mạnh làm cong không thời gian của nó đã khiến vùng không gian trước tầm quan sát của Hubble trở thành một thấu kính kỳ ảo, các hình ảnh phía sau đều bị nhân lên, làm méo mó.
Hiện tượng này từng được tiến sĩ Timothy Hamilton quan sát trước đó khi quan sát các quasar, tức "chuẩn tinh", thường là các lỗ đen siêu sáng, siêu mạnh "cải trang" thành ngôi sao khi quan sát thông thường từ Trái đất. Các chuẩn tinh cũng đủ sức bẻ cong không thời gian và làm những hình ảnh đằng sau nó bị biến đổi quái dị. Do vậy, các hiện tượng tương tự được giới thiên văn gọi là "Vật thể của Hamilton".
Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
